xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi nào nên đối thoại?

Bài và ảnh: THANH NGA

Sự nhạy bén của Công đoàn trong tổ chức đối thoại sẽ mang lại lợi ích cho cả công nhân lẫn doanh nghiệp

Một trong những vấn đề "nóng" được các đại biểu đặt ra tại tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại do Cụm Thi đua số 2, gồm các quận: 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú (TP HCM), tổ chức mới đây là bao lâu thì nên tổ chức đối thoại một lần? Có ý kiến cho rằng nên tổ chức 6 tháng 1 lần nhưng cũng có người đồng tình với quy định hiện hành là 3 tháng/lần. Song các ý kiến đều thống nhất là nên chú trọng chất lượng, hiệu quả chứ không quan trọng ở số lần tổ chức.

Cần linh hoạt, nhạy bén

Nêu rõ quan điểm đối thoại phải đúng lúc mới đem lại hiệu quả thiết thực cho người lao động (NLĐ), ông Huỳnh Phát Đạt, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty Sanofi Aventis Việt Nam, nhấn mạnh: "Đối thoại tổ chức nhiều hay ít, 4 lần hay 2 lần/năm không quan trọng bằng việc thông qua đó, chúng ta đem lại được gì cho NLĐ? Theo tôi, lúc nào cần là làm ngay chứ không thể chờ…".

Ông Đạt dẫn chứng một vụ việc cụ thể tại đơn vị mình. Hệ thống Sanofi có 3 nhà máy tại Việt Nam với tổng số lao động khoảng 1.700 người, trong đó Sanofi Aventis có khoảng 1.200 lao động. Thời gian trước, Sanofi gặp phải sự cố bị rút giấy phép một số sản phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh. Tại nhà máy ở quận 4, nhu cầu sản xuất giảm dẫn đến nguy cơ cắt giảm lao động. Trước tình hình đó, CĐ lấy ý kiến NLĐ và đề nghị đối thoại để tìm cách giải quyết. CĐ đề xuất giải pháp luân chuyển NLĐ qua nhà máy ở Thủ Đức để chia đều việc làm cho NLĐ. Mặt khác, NLĐ phải đi làm việc xa nên CĐ cũng đề xuất doanh nghiệp (DN) hỗ trợ tiền đi lại 500.000 đồng/người/tháng. Nhờ đối thoại đúng lúc mà NLĐ không mất việc làm, quan hệ lao động tại DN vẫn hài hòa, ổn định. Từ dẫn chứng trên, ông đề nghị LĐLĐ TP nghiên cứu để kiến nghị sửa đổi cho hợp lý các quy định của Nghị định 60/CP, từ đó CĐ nâng cao vai trò của mình.

Khi nào nên đối thoại? - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại tại tọa đàm

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Tấn Lộc, Phó Chủ tịch CĐ Công ty TNHH May Top One (quận Gò Vấp), cho rằng tổ chức đối thoại không nhất thiết phải 3 tháng hay 1 tháng mà phải kịp thời. Ông kể tháng 5 vừa qua, công ty nhận một đơn hàng khó. Hàng nhiều nhưng thời gian hoàn thành rất gấp (trong vòng 1 tháng). Bị đẩy vào thế khó, ban giám đốc đã yêu cầu thảo luận giải pháp với ban chấp hành CĐ. Lập tức, CĐ công ty tổ chức lấy ý kiến của từng chuyền và yêu cầu đối thoại với DN.

Tại buổi đối thoại, những khó khăn được đưa ra bàn luận. Cuối cùng, NLĐ đồng ý chia sẻ với DN bằng cách tăng năng suất lao động để hoàn thành kịp đơn hàng. Bù lại, những cá nhân, tập thể hoàn thành vượt chỉ tiêu sẽ được thưởng xứng đáng. Nhân sự việc này, CĐ cũng nhanh nhạy tổ chức đợt thi đua lao động. "Kết quả đã giải quyết được khó khăn của DN và nâng cao thu nhập cho NLĐ" - ông Lộc chia sẻ.

Hài hòa lợi ích

Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại đơn vị, ông Đoàn Xuân Xuyên, Chủ tịch CĐ Công ty Bảo Minh Bến Thành (quận Bình Thạnh), cho biết điều quan trọng là phải hài hòa lợi ích giữa các bên. Theo ông Xuyên, không đợi đến 3 tháng mà mỗi tháng, công ty đều tổ chức họp giữa các bộ phận để thảo luận về tất cả vấn đề liên quan đến NLĐ cũng như việc kinh doanh của đơn vị, nhờ đó những vướng mắc được giải quyết kịp thời.

Về việc đối thoại, CĐ và ban giám đốc thống nhất vào mỗi dịp tổng kết quý sẽ kết hợp với tổ chức đối thoại. CĐ sẽ chuẩn bị chu đáo nội dung sau khi lấy ý kiến NLĐ gồm: các ý kiến về chế độ chính sách, giải pháp nâng cao năng suất lao động, sáng kiến tiết kiệm... Với những nội dung đó, đối thoại luôn làm hài lòng cả DN và NLĐ. "Hiệu quả của đối thoại là giúp tinh thần đoàn kết của nhân viên được nâng cao, đồng thời ban giám đốc và NLĐ cảm thông với nhau hơn, giúp quan hệ lao động tại DN hài hòa hơn" - ông đúc kết.

Cũng với quan điểm đối thoại phải mang lại lợi ích cho cả đôi bên, bà Bùi Thị Xuân Huệ, Chủ tịch CĐ Công ty May da xuất khẩu 30/4 (quận Phú Nhuận), cho biết tại công ty, việc đối thoại được tổ chức thường xuyên, không nhất thiết 3 tháng một lần. "Mỗi khi có sự thay đổi về chính sách, phúc lợi hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến đời sống NLĐ, CĐ đều chủ động lấy ý kiến công nhân và yêu cầu đối thoại nếu cần thiết. Theo tôi, CĐ là đại diện NLĐ, đồng thời cũng là cầu nối NLĐ với DN nên điều quan trọng là phải biết dung hòa lợi ích giữa đôi bên. Để làm được điều đó, CĐ phải thực sự được công nhân tin tưởng" - bà Huệ chia sẻ. 

Không cứng nhắc, hình thức

Theo ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP HCM, đối thoại là kênh trao đổi hiệu quả giúp NLĐ và DN hiểu nhau hơn và giúp DN ngăn ngừa tranh chấp. Cán bộ CĐ phải linh động chứ không nên hiểu và thực hiện đối thoại một cách cứng nhắc, dẫn đến việc tổ chức mang tính hình thức. Không nhất thiết đúng 3 tháng tổ chức đối thoại một lần mà phải căn cứ vào thực tế tại đơn vị hoặc khi DN và NLĐ cần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo