xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không sửa điều 60 sẽ đánh mất niềm tin của người lao động

HỒNG VÂN

Một điều luật khi ban hành mà các đối tượng bị điều chỉnh không đồng tình, thậm chí phản ứng gay gắt thì nhất thiết phải xem xét, sửa đổi

Liên tục trong 3 ngày qua, có lẽ vấn đề “nóng” nhất của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII là sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 (có hiệu lực từ năm 2016).

Nguyện vọng của số đông

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và rất nhiều đại biểu thống nhất rằng Quốc hội cần sửa điều 60 Luật BHXH năm 2014 theo hướng linh hoạt, cho người lao động (NLĐ) chọn lựa giữa nhận trợ cấp một lần khi nghỉ việc hoặc bảo lưu để tiếp tục đóng và hưởng lương hưu về sau.

Công nhân Công ty Việt Samho Việt Nam tha thiết mong Quốc hội sửa điều 60 Luật BHXH năm 2014Ảnh: KHÁNH CHI
Công nhân Công ty Việt Samho Việt Nam tha thiết mong Quốc hội sửa điều 60 Luật BHXH năm 2014Ảnh: KHÁNH CHI

“Quốc hội nhất thiết phải sửa điều 60 Luật BHXH 2014 để giải tỏa bức xúc cũng như đáp ứng nguyện vọng của số đông NLĐ” - ông Đặng Ngọc Tùng tiếp tục nêu quan điểm của tổ chức đại diện cho CNVC-LĐ cả nước.

Hơn ai hết, vị đại diện cho công nhân (CN), Công đoàn Việt Nam hiểu rõ căn nguyên phản ứng của số đông CN; đồng thời ông cũng hiểu việc sửa đổi điều 60 Luật BHXH 2014 không phải là nhân nhượng một đòi hỏi phi lý mà chính là sự cầu thị, lắng nghe và tiếp thu nguyện vọng chính đáng của NLĐ. “Một điều luật khi ban hành mà các đối tượng bị điều chỉnh không đồng tình, thậm chí phản ứng gay gắt thì nhất thiết phải xem xét, sửa đổi. Tôi không cho rằng đây là phản ứng của một bộ phận nhỏ NLĐ. Nếu ai nói như vậy là chưa hiểu hết sự nghiêm trọng của tình hình” - Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng khẳng định.

Còn nhớ, cách nay 12 năm, vào đầu năm 2003, một cuộc họp của Ban Thường vụ LĐLĐ TP HCM phải dừng giữa chừng và tập thể thường trực đã đến ngay Công ty Sam Yang (100% vốn Hàn Quốc, huyện Củ Chi, TP HCM) để trấn an hàng chục ngàn CN đang ngừng việc để phản ứng Nghị định 01/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH. Theo đó, tại khoản 2, điều 5 của Nghị định 01/NĐ-CP quy định NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà đã có đủ thời gian đóng BHXH theo quy định thì có thể chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hoặc bảo lưu để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng BHXH. NLĐ nghỉ việc mà chưa đủ tuổi hưu và thời gian đóng BHXH thì bảo lưu thời gian đóng BHXH để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng BHXH...

Cuộc ngừng việc năm 2003 ở Sam Yang đã lan sang các doanh nghiệp (DN) khác. Cuối cùng, quy định chưa phù hợp ấy phải bị hủy bỏ. Điều đó có nghĩa là từ năm 2003, NLĐ đã tiếp cận chủ trương “đóng BHXH bây giờ để hưởng lương hưu về sau” như tinh thần của điều 60 Luật BHXH 2014. Thế nhưng cuộc sống bức bách, việc làm bấp bênh khiến họ dù biết rõ đó là chủ trương tốt nhưng không thể đồng tình.

Không nên chần chừ

12 năm sau, cuối tháng 3-2015, cuộc ngừng việc hơn 1 tuần lễ của 80.000 CN Công ty Pou Yuen (100% vốn Đài Loan, quận Bình Tân, TP HCM) cũng xuất phát từ nguyên nhân tương tự. NLĐ không đồng tình với quy định tước bỏ quyền tự định đoạt của họ đối với đồng tiền mà về bản chất thuộc sở hữu của chính họ. Chị L.Th.L, 34 tuổi, quê ở Phú Yên, chia sẻ: “Tôi làm việc cho công ty 8 năm, dự định vài năm nữa sẽ nghỉ việc để về quê sinh sống. Cũng muốn về già được lãnh lương hưu; không phải lo cái ăn, cái mặc nhưng trước mắt, khi nghỉ việc, tôi vẫn phải sống, phải lo cho gia đình nên rất cần vốn để làm ăn. Hơn nữa, từ nay cho đến khi tôi đủ tuổi hưu thì liệu đồng tiền có còn nguyên giá trị như bây giờ hay nó cũng giống như gửi tiết kiệm, gửi 1 lượng vàng, 30 năm sau lấy ra không đủ ăn một tô phở? Lãnh đạo hãy trực tiếp xuống lấy ý kiến CN sẽ thấy đa số đều muốn nhận trợ cấp một lần”.

Cuộc ngừng việc phản ứng điều 60 Luật BHXH 2014 của CN Công ty Pou Yuen đã lan sang nhiều DN khác. Nhận thức được tính nghiêm trọng của nó, trong phiên họp thường kỳ ngày 1-4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều 60 Luật BHXH 2014 theo hướng nếu NLĐ không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.

Ông L.V. Q - giám đốc một DN ở quận 8, TP HCM - nơi từng xảy ra ngừng việc để phản ứng điều 60 Luật BHXH cuối tháng 3-2015 tha thiết bày tỏ: “May nhờ Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa đổi điều 60 Luật BHXH 2014, tháo ngòi những bức xúc của NLĐ, giúp họ yên tâm trở lại làm việc dù DN bị thiệt hại rất nặng. Đến nay, vấn đề đã được đưa ra Quốc hội. Sai thì sửa, chưa phù hợp thì thay đổi cho phù hợp chứ không nên vì lý do gì đó mà chần chừ, không sửa để rồi thất hứa, đánh mất niềm tin của NLĐ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo