xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không tăng ca, công nhân sống bằng gì?

QUỲNH HOA (Báo Văn hóa)

Việc tăng lương tối thiểu vùng cũng chỉ tác động chủ yếu đến việc chi trả các khoản đóng BHXH mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương thực tế của doanh nghiệp


Tuy nhiên, khá nhiều người lao động (NLĐ) tỏ ra thờ ơ, không quan tâm với mức tăng lương này, trong đó một số người được hỏi không hiểu bản chất và mục đích của lương tối thiểu (LTT) như thế nào.

Nhiều lao động bức xúc về mức lương thấp

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện Công nhân, công đoàn vừa công bố kết quả Khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của NLĐ năm 2018. Khảo sát đã thực hiện qua phiếu điều tra 3.008 NLĐ trong tất cả các loại hình doanh nghiệp (DN) nhằm đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019. Kết quả cho thấy, tiền lương cơ bản hằng tháng của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4.670.000 đồng, tăng 4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu DN phải trả cho NLĐ khi ký hợp đồng).

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân- Công đoàn cho biết, ngoài tiền lương cơ bản (chiếm 84,4%), NLĐ làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ DN với nhiều tên gọi khác nhau để tăng thu nhập, giữ chân NLĐ, nhưng các khoản này thường không tính vào mức đóng bảo hiểm (trừ phụ cấp trách nhiệm, chức vụ). Với phần tiền này cộng với lương cơ bản thì tổng thu nhập trung bình của NLĐ (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017).


Không tăng ca, công nhân sống bằng gì? - Ảnh 1.

Vẫn còn một bộ phận NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Phiếu khảo sát còn cho thấy có tới 2.885 NLĐ đang sống chung hộ gia đình với người thân, cơ cấu là 3,7 nhân khẩu/hộ, trong đó có 2,05 người phụ thuộc (con nhỏ); mức chi tiêu trung bình của một hộ gia đình khoảng 7,38 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập và chi tiêu này, 17,4% NLĐ cho biết gia đình họ có dư dật và tích lũy; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống. "Khi tìm hiểu về thái độ, những khó khăn, bức xúc liên quan đến tình hình việc làm và tiền lương, thu nhập tại doanh nghiệp, thì 25,7% ý kiến NLĐ bức xúc vì mức tiền lương còn thấp và không có, hoặc có ít các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập bảo đảm cuộc sống. Các nội dung khác như làm thêm giờ, tăng ca nhiều, trả lương không đúng với sức lao động bỏ ra… tuy tỷ lệ có bức xúc không cao nhưng cũng thể hiện sự không hài lòng của NLĐ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động và đình công vẫn còn xảy ra", ông Thọ nói.

NLĐ phải được thụ hưởng

Nguyễn Thu Trang (35 tuổi, công nhân Công ty TNHH Yahamoto Việt Nam, Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, trung bình lương tháng của cô là 6,5 triệu đồng. Mức lương này là bao gồm lương cố định mà công ty ký hợp đồng từ đầu năm và tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần, tiền năng suất… Tuy nhiên khi hỏi về mức LTT, Trang không biết là bao nhiêu, mỗi năm tăng ra sao và vai trò của LTT như thế nào.

Chia sẻ về cách tính lương của công ty, Trang cho hay, kết thúc mỗi năm thì công ty sẽ phân loại lao động hạng A, B, C để dựa vào đó tăng lương cho NLĐ vào năm tiếp theo. Ví dụ, nếu NLĐ được chấm hạng A thì được công ty tăng 12%, hạng B tăng 10% và hạng C tăng 8%. Đến đầu năm công ty sẽ ký lại hợp đồng, ngoài tiền lương cố định thì được phân loại lao động nào sẽ được cộng thêm phần trăm kể trên. "Một số năm trước, tiền thưởng để tăng sang năm rất cao, hạng A có thể lên tới 18%, nhưng những năm gần đây thì mức thưởng này tụt xuống rất thấp", CN Công ty Yamaha nói.

Theo một chuyên gia lao động, đây là cách tính lương của hầu hết các DN. Đầu năm DN ký hợp đồng lại là vì Chính phủ quy định mức LTT tăng, buộc DN phải tăng lương cho NLĐ. Còn mức tăng phần trăm theo hạng A, B, C là mức tăng mà DN đưa ra để giữ chân NLĐ. Thực thế chi phí tiền lương của DN là không thay đổi vì nếu LTT tăng cao thì mức tăng theo hạng cho NLĐ thấp, và ngược lại, mức tăng LTT thấp thì mức tăng theo hạng A, B, C sẽ cao. Do đó, NLĐ không hiểu và không quan tâm đến mức LTT vì họ chỉ quan tâm đến tổng thu nhập chung. "Mức LTT vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ NLĐ yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Rất nhiều DN đóng BHXH cho NLĐ không theo tổng thu nhập mà đóng theo LTT vùng. Do đó, việc tăng LTT vùng cũng làm tăng mức đóng BHXH của NLĐ để tích luỹ tới khi về hưu. Đồng thời việc tăng LTT vùng cũng chỉ tác động chủ yếu đến việc DN chi trả các khoản đóng BHXH mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương thực tế của DN", Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho hay.

Hội đồng Tiền lương quốc gia mới trải qua phiên họp đầu tiên để bàn thảo về mức tăng LTT vùng cho NLĐ vào năm 2019. Đứng về NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng 8%, trong khi đại diện DN, giới chủ là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện nay DN gặp nhiều khó khăn nên đề nghị không tăng lương. Bảo vệ quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng, tăng trưởng GDP do Chính phủ đặt ra năm 2018 là 6,7%; trong khi đó chỉ số tiêu dùng CPI là 4%, năng suất lao động tăng khoảng 5% thì không có lý do gì mà NLĐ không được hưởng thành quả này. 

Nhằm đạt được sự đồng thuận giữa các bên, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ tổ chức 2 – 3 phiên họp nữa. Nếu theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về mức tăng lương năm 2019 là 8% thì LTT của NLĐ sẽ tăng từ 220.000 – 330.000 đồng/tháng.

"Nghị quyết của Trung ương xác định đến năm 2020, mức lương tối thiểu của NLĐ phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Hiện nay, qua các lần tăng lương hằng năm, mức LTT của NLĐ đã đáp ứng 92% mức sống tối thiểu. Như vậy, còn phải tăng 8% trong hai năm, tức là trung bình mỗi năm phải tăng 4%; cộng với chỉ số tăng tưởng, chỉ số trượt giá, tiêu dùng… thì mức tăng lương năm 2019 phải trên 9%. Tuy nhiên NLĐ cũng chia sẻ khó khăn với DN nên chỉ đề xuất mức tăng 8%", ông Chính cho hay.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo