xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh phí Công đoàn phần lớn dành để chăm lo phúc lợi cho người lao động

Tin-ảnh: Văn Duẩn

(NLĐO)- Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết nguồn thu từ 2% kinh phí công đoàn để lại cho công đoàn cơ sở tới 70%. Và khoản thu kinh phí công đoàn chủ yếu dành để chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Chiều 21-8, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn (CĐ) năm 2012, chuyên đề tài chính CĐ. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - và ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - chủ trì Hội thảo; với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, các cơ quan trung ương, đại diện cho người sử dụng lao động, cán bộ CĐ...

Kinh phí Công đoàn phần lớn dành để chăm lo phúc lợi cho người lao động - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Luật CĐ2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20-6-2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Sau 7 năm triển khai thực hiện, công tác tài chính CĐ có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác tài chính công đoàn, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. 

Nhờ đó, CĐ Việt Nam đã có một nguồn lực cần thiết để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, thu hút ngày càng đông đảo người lao động tham gia công đoàn, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đóng góp trực tiếp vào các thành tựu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Thực thi Luật CĐ năm 2012, việc quản lý, phân phối nguồn tài chính CĐ từng bước được công khai, minh bạch và công bằng theo hướng tăng dần cho CĐ cấp dưới, đặc biệt là CĐ cơ sở. Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ kinh phí CĐ phân phối cho CĐ cơ sở tăng dần từng năm từ 65% lên 70% như hiện nay. 

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp CĐ thường xuyên quan tâm, thực hiện công tác quản lý, chi tiêu đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân sai phạm, qua đó nhận được sự đồng thuận của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (NLĐ).

Kinh phí Công đoàn phần lớn dành để chăm lo phúc lợi cho người lao động - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định: Luật CĐ năm 2012 đã góp phần vào việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về CĐ, là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức CĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động trong thời gian qua.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn, thực thi các công ước quốc tế về lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng, có những tác động sâu sắc đến sản xuất và đời sống…

Bên cạnh đó, kể từ khi Luật CĐ năm 2012 được thông qua, Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng cùng nhiều đạo luật có liên quan đã được ban hành, sửa đổi, trong đó Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ 1-1-2021 với việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bên cạnh công đoàn cơ sở của tổ chức CĐ Việt Nam.

"Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Luật CĐ năm 2012 nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế"- ông Nguyễn Đình Khang nói.

Ở phần thảo luận, hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều bày tỏ sự đồng tình với việc duy trì khoản thu kinh phí CĐ 2%. Ông Bùi Sỹ Lợi- Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết khoản thu 2% kinh phí CĐ chủ yếu để chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ. "Chúng ta phải hiểu bản chất như vậy, kinh phí CĐ không phải để nuôi bộ máy cán bộ CĐ"- ông Lợi nói.

Kinh phí Công đoàn phần lớn dành để chăm lo phúc lợi cho người lao động - Ảnh 3.

Ông Yamazaki Takayuki, Tổng giám đốc Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam, phát biểu

Còn ông Yamazaki Takayuki, Tổng giám đốc Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam, bày tỏ nhất trí và ủng hộ với việc duy trì khoản đóng 2% kinh phí CĐ. Ông cho biết kể từ khi đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp luôn quan tâm và nghiêm chỉnh thực hiện việc đóng đầy đủ kinh phí công đoàn.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CĐ năm 2012 tập trung vào 3 nhóm nội dung: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy CĐ và cơ chế quản lý cán bộ CĐ; hoàn thiện cơ chế tài chính CĐ trong bối cảnh mới; hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động 2019.

Theo dự kiến, Dự thảo Luật sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 và thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo