xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm quyền đuổi nhân viên

Bài và ảnh: Yến Thanh

Không có thẩm quyền vẫn cho nhân viên nghỉ việc nhiều lần; cấp trên chỉ đạo nhưng không chấp hành…

“Tôi đang làm việc thì trưởng phòng thông báo cho tôi nghỉ việc. Tôi quá bất ngờ vì trong quá trình làm việc tôi không hề vi phạm”. Đây là bức xúc của dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh, Phòng Giám định Y khoa (GĐYK) Sở Y tế tỉnh Bình Phước, trong đơn khiếu nại gửi Báo Người Lao Động mới đây.

Trưởng phòng tự tung tự tác

Tháng 10-2008, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh được nhận vào làm việc tại bộ phận GĐYK thuộc Phòng GĐYK Sở Y tế tỉnh Bình Phước theo quyết định do bác sĩ Nguyễn Đồng Thông, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Phước (hiện là giám đốc), ký. Trong suốt quá trình làm việc, dược sĩ Oanh luôn hoàn thành nhiệm vụ và được bình bầu lao động tiên tiến trong nhiều năm liền.
Dược sĩ Oanh còn được cử đi học lớp nghiệp vụ y khoa tại Viện GĐYK Trung ương với kết quả loại giỏi. Thế nhưng, ngày 14-10-2011, dược sĩ Oanh bất ngờ nhận thông báo “Không tiếp tục sử dụng lao động” do bác sĩ Đoàn Đức Loát, Trưởng Phòng GĐYK, ký. Lý do bác sĩ Loát đưa ra là “xét nhu cầu về viên chức của Phòng GĐYK không có nhu cầu chức danh chuyên môn là dược sĩ trung học”.
img

Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh bị trưởng phòng lạm quyền, cho nghỉ việc vô cớ

Dược sĩ Oanh gửi đơn khiếu nại đến Sở Y tế tỉnh Bình Phước. Ngày 22-11-2011, bác sĩ Nguyễn Đồng Thông, Giám đốc Sở Y tế Bình Phước, có công văn gửi Phòng GĐYK, nêu rõ: “Bà Trần Thị Kiều Oanh đến làm việc tại Phòng GĐYK với hình thức hợp đồng lao động (HĐLĐ) do giám đốc Sở Y tế ký. Vì vậy, việc chấm dứt HĐLĐ đối với bà Trần Thị Kiều Oanh phải do giám đốc Sở Y tế quyết định. Trong khi chưa có ý kiến của giám đốc Sở Y tế mà Phòng GĐYK ra thông báo chấm dứt HĐLĐ đối với bà Oanh là không đúng”.

Công văn cũng nêu rõ: Mặc dù chức năng nhiệm vụ của Phòng GĐYK không thay đổi nhưng báo cáo số 129/GĐYK ngày 16-11-2011 của phòng lại nêu: Hiện nay Phòng GĐYK không có nhu cầu sử dụng lao động có chuyên môn dược sĩ trung học. Điều này trái với việc trước đó vào tháng 3-2010, phòng có tờ trình gửi Sở Y tế xin hợp đồng viên chức đối với dược sĩ trung học Lê Văn Sơn.
Đến ngày 20-5-2011, Phòng GĐYK lại có tờ trình đề nghị tái ký hợp đồng với dược sĩ trung học Lê Văn Sơn. Công văn nhấn mạnh: “Như vậy quan điểm của phòng về sử dụng lao động có chức danh dược sĩ trung học là không thuyết phục. Vì các lý do trên, Sở Y tế yêu cầu Phòng GĐYK tiếp tục sử dụng lao động đối với bà Oanh theo quy định”.

Làm trái chỉ đạo

Sau khi lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước chỉ đạo, bác sĩ Đoàn Đức Loát đã tổ chức họp xin lỗi và nhận lại dược sĩ Oanh. Thế nhưng vào ngày 13-1-2012, bác sĩ Loát tiếp tục tổ chức họp Phòng GĐYK để… đuổi việc dược sĩ Oanh lần thứ hai mà không có văn bản.

Không những cho dược sĩ Oanh thôi việc trái luật và lạm quyền, suốt 3 năm qua, bác sĩ Loát không luân chuyển công việc cho dược sĩ Oanh như những nhân viên khác trong phòng. Bộ phận giám định có 2 đơn vị là pháp y và việc luân chuyển từ pháp y sang giám định và ngược lại là để nhân viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tái tạo sức lao động.
Trong khi dược sĩ Oanh có chuyên môn giỏi nhưng chỉ được giao việc… dẫn bệnh nhân tới các phòng, khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước khám bệnh. Thậm chí khi mang thai, dược sĩ Oanh xin trưởng bộ phận và bác sĩ Loát cho sang làm việc nhẹ hơn nhưng vẫn không được chấp nhận dẫn đến chị bị sẩy thai. Sau đó để dưỡng sức, dược sĩ Oanh xin nghỉ hết số ngày phép còn lại trong năm nhưng vẫn không được trưởng phòng GĐYK chấp nhận.

Dược sĩ Oanh cho biết: “Tôi nghĩ họ cho tôi nghỉ việc là vì tôi đã nhiều lần chỉ rõ những sai phạm của Phòng GĐYK trong việc nhận tiền của bệnh nhân đến giám định sức khỏe để hưởng chế độ”. Dược sĩ Oanh trao cho chúng tôi chứng cứ là băng ghi âm những cuộc trao đổi giữa chị và những người có trách nhiệm trong Phòng GĐYK về việc nhận tiền “bồi dưỡng” của người bệnh. Giọng chị bức xúc: “Họ đã nhiều lần ép tôi nhận tiền nhưng tôi kiên quyết không nhận vì tôi nghĩ làm như vậy vừa trái pháp luật vừa vi phạm y đức”.

Luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Trưởng Văn phòng Luật sư Công đoàn:

Không đúng thẩm quyền

Việc ông trưởng phòng cho nhân viên nghỉ việc là không đúng thẩm quyền, đã vậy, khi có chỉ đạo của Sở Y tế mà ông trưởng phòng vẫn tiếp tục cho nhân viên nghỉ việc lại càng sai. Chị Oanh có quyền gửi đơn khiếu nại đến giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo