Đây là 2 câu hỏi mà ai mới ra trường cũng phải đau đầu để trả lời:
Làm một công việc đúng chuyên môn, bằng cấp được học với mức lương khiêm tốn, với lời hứa của cấp trên "Có cơ hội thăng tiến". Cứ nhận lương khiêm tốn, tạm đủ sống, lấy kinh nghiệm trước đã, phấn đấu để có mức lương hay vị trí cao hơn.
Lựa chọn sai lầm khiến tương lai bế tắc
Làm một công việc "trái ngành", không sử dụng các kiến thức đã được đào tạo trong nhiều năm đèn sách, nhưng lương cao, cơ hội thăng tiến nhiều. Cứ làm việc kiếm tiền trước sau này nhảy việc đúng chuyên môn, mà lại có tiền.
Chọn nghề là một giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người. Thành công hay thất bại phụ thuộc khá lớn vào quyết định bột phát được. Chính vì sự bột phát đó mà hiện nay rất nhiều người không thỏa mãn với công việc hiện tại. Thế nên, bạn trẻ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định sẽ ứng tuyển vào những vị trí ra sao.
Nhiều bạn trẻ còn chọn nghề cho mình theo trào lưu, theo sự đồn thổi về công việc. Thấy bảo làm ngân hàng lương cao thì vội nộp hồ sơ vào ngân hàng trong khi không rõ chuyên môn của mình có thực sự đáp ứng được không. Một số bạn trẻ thì chọn nghề theo truyền thống của gia đình hoặc do bố mẹ chọn giúp. Gia đình có truyền thống giáo viên thì sẽ học sư phạm và làm giáo viên, trong khi mình thật sự có niềm đam mê ngành hội họa…
Làm một công việc lương thấp, chấp nhận "đi chậm nhưng chắc" cũng là một quyết định tốt, nhưng với điều kiện bạn trẻ không chọn "sai nghề", nếu không sẽ chỉ đi đến nửa chặng đường là chán nản khi đối mặt với cơm áo gạo tiền mà không thể đi đến cái đích cuối cùng.
Tiền bạc là một trong những vấn đề quan trọng khi cân nhắc chọn việc nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Bạn trẻ sẽ mất nhiều thời gian tìm việc, thậm chí không thể tìm được nếu chỉ chăm chăm vào những việc "lương cao, nhàn hạ". Đặc biệt, đối với người vừa tốt nghiệp đại học mới bước chân vào thị trường lao động, tư tưởng chỉ tìm việc lương cao có thể khiến họ nhanh chóng thất vọng và chán nản.
Cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định sẽ ứng tuyển vào những vị trí ra sao.
Một cựu sinh viên sư phạm có định hướng rõ ràng: "Tôi học lập trình, nhưng khi ra trường ngành tôi học đã bão hòa, không thể xin được một công việc đúng chuyên môn và có mức lương cao như kỳ vọng. Tôi chấp nhận làm nhân viên kinh doanh bán phần mềm ở một công ty mới mức lương khá. Tôi sẽ tích lũy tiền bạc, vài năm nữa sẽ theo đuổi đam mê lập trình, viết một sản phẩm phần mềm độc đáo và phát triển nó. Vừa kiếm được nhiều tiền vừa thỏa mãn đam mê".
Một sinh viên khác ngành Luật thì hối tiếc: "Mình tốt nghiệp ngành Luật vì đam mê nó, thế nhưng khi ra trường, mình lại hăng hái làm công việc môi giới bất động sản. Số tiền kiếm được khiến mình quên mất đam mê trở thành luật sư. Gia đình mình trước đây có điều kiện để xin cho mình một công việc đúng chuyên ngành, vì mình mải kiếm tiền nên đã bỏ qua cơ hội đó. Giờ ngành bất động sản có quá nhiều cạnh tranh, mình không thể kiếm tiền như ý muốn và quay lại làm ngành Luật thì chẳng còn cơ hội. Những kiến thức cũng bị mai một rất nhiều và mình chẳng có kinh nghiệm để xin được một công việc ổn định, tử tế. Trước đây nếu mình xác định đúng hướng, thì có lẽ bây giờ mình đã khá hơn".
Sự lựa chọn nào cũng có giá của nó. Xác định lại xem bản thân mình muốn gì, muốn trở thành thế nào không bao giờ là muộn. Đối với những bạn trẻ đã chót "phóng lao" thì nên "theo lao". Chỉ có điều trong những việc bạn đang làm và sẽ làm, hãy liên tục học hỏi và cố gắng kiếm tìm niềm đam mê trong đó, vì đam mê sẽ quyết định thành công, dù bạn đang bắt đầu từ đâu.
Bình luận (0)