xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nữ chưa được quan tâm

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Điều kiện sống thấp, dè sẻn trong chi tiêu, ít quan tâm đến sức khỏe nên nguy cơ suy giảm sức khỏe tiềm tàng trong lao động nữ

Thời gian qua, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp (DN) ngành dệt may, da giày có cải thiện đáng kể song việc thực hiện các chính sách cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ (LĐN) chưa được chú trọng đúng mức. Nguyên nhân một phần do văn bản pháp luật còn xa rời thực tế và các DN không tuân thủ đầy đủ quy định về chính sách cho LĐN. Đây là thực trạng được nêu ra tại hội thảo “Cải thiện điều kiện làm việc cho LĐN - Giải pháp nâng cao năng suất lao động và sự phát triển bền vững của DN trong ngành dệt may, da giày” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tại TP HCM.

Thiệt thòi trăm bề

LĐN tại Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn trong lực lượng lao động làm việc tại các ngành thâm dụng lao động. Đặc biệt trong ngành da giày và dệt may, lực lượng LĐN chiếm tới 80%, chủ yếu là công nhân (CN) nhập cư có độ tuổi trẻ từ 18 đến 24. Được đánh giá là lực lượng đóng góp tích cực vào sự phát triển của DN song theo các đại biểu, sức khỏe LĐN chưa được quan tâm đúng mức.

Sống trong điều kiện ẩm thấp, chật chội cộng với làm việc ở môi trường khói bụi, sức khỏe của lao động nữ suy giảm
Sống trong điều kiện ẩm thấp, chật chội cộng với làm việc ở môi trường khói bụi, sức khỏe của lao động nữ suy giảm

Nhiều ý kiến tại hội thảo khẳng định: Đa số LĐN phải sống trong điều kiện thiếu thốn và mất vệ sinh, các hình thức giải trí hầu như không có và các mối quan hệ thường không ổn định. Bên cạnh đó, áp lực và rủi ro trong cuộc sống lẫn công việc khiến LĐN mệt mỏi, ức chế, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động hoặc tác động tiêu cực đến cuộc sống. Hạn chế về thông tin và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là tâm lý lo sợ về chi phí, mất thời gian, mất thưởng... khiến LĐN ngại khám chữa bệnh, trừ các trường hợp khẩn cấp. “Khả năng cung cấp thông tin, dịch vụ thiết yếu về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nhà máy, KCX-KCN chưa đáp ứng được nhu cầu của CN. Các rào cản khác như dư luận xã hội, thái độ và hành vi đối với sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của CN nói chung dẫn tới sự xấu hổ, che giấu và tìm kiếm các cách giải quyết không an toàn” - Đại biểu Phạm Nguyên Cường, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB-XH), dẫn chứng.

Theo các đại biểu, điều kiện sống thấp, chưa được quan tâm đúng mức về sức khỏe nên LĐN bị mắc bệnh rất cao. Kết quả khám sức khỏe sinh sản cho 494 nữ CN tại Công ty K do LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM phối hợp cùng Cục Dân số kế hoạch hóa gia đình tổ chức mới đây cho thấy rất đông CN nữ mắc bệnh phụ khoa.

Cần chăm sóc thực tâm

Hội thảo là dịp để các DN nắm rõ chính sách về LĐN, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc cho đối tượng này.

Theo các đại biểu, tiềm năng thu hồi từ việc đầu tư cho phụ nữ là vô cùng to lớn. Qua khảo sát trên toàn cầu, phụ nữ là nguồn tạo ra thu nhập cho 25% - 33% toàn thể các hộ gia đình. Bà Nguyễn Bích Hằng, Trưởng đại diện Marie Stopes International Việt Nam, chia sẻ: “Thu nhập do phụ nữ làm ra chủ yếu được đầu tư vào mua thức ăn, giáo dục, y tế và các nhu cầu thiết yếu khác của gia đình. Giáo dục cho phụ nữ và các em gái sẽ làm gia tăng việc sử dụng dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, từ đó mở ra các cơ hội cho họ làm việc năng suất hơn, có mức thu nhập cao hơn và cải thiện sức khỏe của cả gia đình”.

Đồng tình với nhận định này, bà Nguyễn Huỳnh Vân, chuyên viên trách nhiệm xã hội Tập đoàn Pou Chen, cho biết tập đoàn hiện có hơn 150.000 lao động, trong đó 80% là LĐN, vì thế các chính sách cho LĐN luôn được đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, ngoài cải thiện điều kiện làm việc, tập đoàn còn xây phòng khám đa khoa, khu sinh hoạt CN, xe đưa rước, nhà trẻ... “Khi mang thai, ngoài được bố trí nơi làm việc thích hợp, LĐN còn được ăn riêng với chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của thai nhi” - bà Vân kể.

Theo ông Võ Tân Thành, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP HCM, vấn đề cốt lõi là phải nâng cao nhận thức của DN. “Việc cải thiện điều kiện làm việc cho LĐN đóng vai trò then chốt trong tăng năng suất lao động và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do vậy, quan tâm, chăm sóc đúng mức cho LĐN là trách nhiệm của DN” - ông Thành nói. 

Thu lợi gấp 3 lần khi đầu tư cho lao động nữ

“Hằng năm, tình trạng tử vong bà mẹ và trẻ em tác động đến kinh tế toàn cầu tương đương với 15 tỉ USD bị mất đi do giảm năng suất lao động. Vì thế giữ gìn mạng sống và tăng cường sức khỏe của phụ nữ tức là tiết kiệm tiền. Nếu thế giới đầu tư 5 tỉ USD cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ thì sẽ thu lại lợi tương đương 15 tỉ USD từ việc tăng năng suất lao động”- Bà Nguyễn Bích Hằng (Trưởng đại diện Marie Stopes International Việt Nam)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo