Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao tiền hỗ trợ sửa chữa nhà cho công nhân ở TPHCM. Ảnh: Vĩnh Tùng
Chính vì vậy, đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận về những hạn chế của đầu tư nước ngoài, có sự chuyển hướng ngay trong chính sách đầu tư nước ngoài để nguồn lực này đóng góp vào việc nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững, lâu dài của nền kinh tế.
* Điều đó cũng sẽ đòi hỏi giai cấp công nhân và NLĐ nâng cao trình độ về mọi mặt. Đây là một vấn đề khó...
- Hướng ưu tiên sắp tới là lựa chọn mô hình tăng trưởng cũng như đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, hiệu quả cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường. Để đáp ứng sự chuyển hướng này, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo NLĐ, trước hết là ở các vị trí then chốt, điều hành quản lý vĩ mô là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Chủ trương, chính sách lớn đã có, vấn đề là làm sao và làm như thế nào để chủ trương, chính sách đúng đi vào cuộc sống.
* Đòi hỏi thì cao như vậy nhưng phải chăng sự chăm lo dành cho đội ngũ công nhân dường như chưa tương xứng, nhất là chính sách tiền lương?
- Cần nói thẳng là chính sách tiền lương chưa tốt, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đang có một nghịch lý tiền lương trong xã hội hiện nay. Lương tối thiểu của cán bộ, công chức Nhà nước hiện chỉ 830.000 đồng/tháng, còn lương tối thiểu NLĐ tại các doanh nghiệp từ 1,4 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng; song thực tế đời sống NLĐ thấp hơn rất nhiều. Là vì cán bộ, công chức không sống thật sự bằng lương mà bằng nhiều loại thu nhập khác rất tế nhị. Điều đó lý giải vì sao lương thấp mà nhiều người cố chạy cho được một chân trong biên chế Nhà nước; vì sao một bộ phận cán bộ, công chức lương thấp mà vẫn nhà cao cửa rộng, cuộc sống sung túc.
* Vậy theo ông, phải cải cách tiền lương thế nào mới là căn cơ?
- Thời gian qua, hầu hết các cuộc ngừng việc đều do tiền lương không đủ sống. Theo điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 60%-70% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Lương tối thiểu Nhà nước vừa ban hành đã lạc hậu. Chủ doanh nghiệp chỉ cần trả cao hơn quy định một ít là đã không vi phạm luật. Họ lách luật bằng cách chia nhỏ tiền lương thành nhiều khoản trợ cấp: tiền chuyên cần, tiền nhà, tiền đi lại, tiền ăn trưa... Những khoản chia nhỏ này không được tính để đóng bảo hiểm xã hội nên khi về hưu, NLĐ sẽ bị thiệt trong khi chủ doanh nghiệp thu lợi rất nhiều từ khoản chi phí đóng bảo hiểm thấp.
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần ban hành Luật Tiền lương tối thiểu, trong đó cách tính lương tối thiểu phải bằng rổ hàng hóa bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ (ăn ở, đi lại, giải trí, học hành, nuôi con...). Tôi tin rằng khi lương đủ sống thì tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể sẽ giảm.
* Năm 2012, Quốc hội sẽ thông qua Luật CĐ sửa đổi. “Thuộc tính” đại diện của CĐ có phải là vấn đề cốt lõi của luật?
- Đúng như vậy! Đại diện là chức năng bẩm sinh của CĐ. Thực tiễn đã khẳng định vai trò không thể thiếu của tổ chức CĐ đối với NLĐ. Trước mắt, một trong những ưu tiên hàng đầu của CĐ là đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở vì đấy mới chính là nơi CĐ thể hiện rõ nét thuộc tính đại diện của mình. CĐ cơ sở mạnh thì mới dám đấu tranh và đấu tranh hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; mới có thể đại diện cho NLĐ thương thảo ký kết thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Nếu không làm được những điều này thì CĐ cơ sở sẽ đứng ngoài tranh chấp lao động, đứng bên lề mọi sự kiện liên quan tới NLĐ.
Để CĐ đủ mạnh, thật sự là tổ chức đại diện, bảo vệ NLĐ thì một trong những vấn đề Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng quan tâm nhất là tài chính CĐ. Ông cho biết Quốc hội khóa XIII đang chuẩn bị thông qua Luật CĐ sửa đổi. Phần tài chính CĐ, trong đó có kinh phí CĐ, nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp CĐ bởi có kinh phí thì mới có thể duy trì, tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm lo cho NLĐ; góp phần ổn định quan hệ lao động, cũng là ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Quan điểm của Đảng về thu kinh phí CĐ rất nhất quán từ trước đến nay. Chính phủ cũng thống nhất cần thiết phải có kinh phí CĐ. Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh: “Thu kinh phí CĐ bằng 2% tổng tiền lương thực trả cho NLĐ theo đề xuất của Ban Soạn thảo Luật CĐ sửa đổi là có căn cứ vững chắc cả về lịch sử và thực tiễn. Tôi mong Quốc hội sẽ nhìn nhận và thông qua vấn đề này trong kỳ họp thứ 3 sắp tới. Tôi tin rằng lần sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức CĐ hoạt động nhằm bảo vệ hiệu quả hơn nữa quyền lợi của NLĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh”. |
Bình luận (0)