xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương không đủ sống khiến giáo viên bỏ việc, làm thêm nghề "tay trái"

Huỳnh Như

(NLĐO) – Hiện vẫn còn tình trạng trả lương mang tính “cào bằng”, “làm nhiều, làm ít cũng hưởng lương như nhau”, chưa phù hợp với mức độ cống hiến và phản ánh đúng năng lực, kết quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục

Sáng 17-10, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri ngành giáo dục, y tế do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức, nhiều ý kiến liên quan đến vị trí việc làm, chính sách tiền lương hiện hành được các đại biểu đặc biệt quan tâm, góp ý.

Lương không đủ sống khiến giáo viên bỏ việc, làm thêm nghề tay trái - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri ngành giáo dục, y tế diễn ra sáng 17-10

Ông Lê Văn Lực, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Tấn Tài (TP Thủ Đức, TP HCM) nhìn nhận, trong thời gian qua quá trình điều chỉnh, triển khai chính sách tiền lương đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ. Dẫn chứng thực tế tại đơn vị, ông Lực thông tin, hiện giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này không cao, bởi lao động phổ thông đã có thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe...) rất cao, không đủ để trang trải cuộc sống. Điều này khiến một số giáo viên phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. 

Lương không đủ sống khiến giáo viên bỏ việc, làm thêm nghề tay trái - Ảnh 2.

Ông Lê Văn Lực, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Tấn Tài (TP Thủ Đức, TP HCM)

"Việc tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2023 vừa qua chỉ là sự động viên tinh thần, bởi thực tế khoản tăng đó không theo kịp đà tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Bởi vậy, mong ước chung của thầy cô là được trả lương theo vị trí việc làm, điều này sẽ giúp họ đỡ vất vả hơn và không phải làm thêm nghề "tay trái"." – ông Lực nói.

Cũng theo ông Lực, hiện vẫn còn tình trạng trả lương "cào bằng", "làm nhiều, làm ít cũng hưởng lương như nhau", tiền lương chưa phù hợp với mức độ cống hiến, chưa phản ánh đúng năng lực, kết quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Nhìn chung, chính sách tiền lương dù đã trải qua nhiều lần cải cách nhưng vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến.  

Lương không đủ sống khiến giáo viên bỏ việc, làm thêm nghề tay trái - Ảnh 3.

Ông Lương Văn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP HCM)

Trong khi đó, ông Lương Văn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP HCM) cho rằng hệ số lương trung bình quá thấp nên chưa cải thiện được đời sống, chưa khuyến khích được cán bộ, công chức và người lao động làm việc. Bên cạnh đó, hệ thống thang, bảng lương hiện nay còn rườm rà, khoảng cách giữa các bậc lương chênh lệch không đáng kể so với thời gian nâng bậc. 

"Một số chế độ phụ cấp chưa phù hợp, hệ số lương khởi điểm các ngạch có trình độ đại học 2,34; ngạch nhân viên văn thư 1,35; nhân viên phục vụ 1,0 là quá thấp chưa khuyến khích người lao động trong sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chế độ phụ cấp áp dụng hiện hành là tương đối phù hợp, song nếu quan tâm đúng mức đến một số phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp độc hại... sẽ tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của người lao động hơn" – ông Minh đề xuất.

Lương không đủ sống khiến giáo viên bỏ việc, làm thêm nghề tay trái - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 3 (quận 5, TP HCM)

Nói về thực trạng thiếu giáo viên, lao động hợp đồng bà Nguyễn Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 3 (quận 5, TP HCM) nêu, nhiều nhân viên ốm đau, nằm viện, nghỉ thai sản không có người thay thế do việc tuyển dụng giáo viên rất khó. Nhiều đơn vị không tuyển đủ số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập vào biên chế và giáo viên hợp đồng lao động. "Tỉ lệ các em giáo viên mới ra trường bỏ nghề hoặc do hoàn cảnh giáo viên nghỉ việc rất cao mặc dù TP HCM hiện có nhiều chính sách đãi ngộ" – bà Thủy nói.

Bên cạnh đó, số lượng lao động hợp đồng như nhân viên nấu ăn và nhân viên vệ sinh… cũng rất khó tuyển dụng. Dù ngoài mức lương theo hợp đồng, các đơn vị có hỗ trợ thêm tiền phục vụ công tác bán trú, hỗ trợ kinh phí nhân viên học bồi dưỡng nghiệp vụ, các chế độ phúc lợi... Tuy nhiên nguồn thu sự nghiệp, phúc lợi của các đơn vị hạn chế vì vậy vẫn không đảm bảo được đủ kinh phí trang trải của nhân viên trong cuộc sống.

Để giải quyết thực trạng trên, bà Thủy đã gửi đến các đề xuất về định mức số lượng người làm việc với các danh mục việc làm. Đơn cử, đối với nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế, bảo vệ, nhân viên, nấu ăn, cần bổ sung thêm nhân viên nuôi dưỡng cho các lớp. Đồng thời, kiến nghị đưa các vị trí này vào biên chế để ổn định được cuộc sống, gắn bó lâu dài với đơn vị, góp phần mang hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng cao hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo