xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu!

VĨNH TÙNG thực hiện

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa đề xuất 2 phương án mức lương tối thiểu năm 2014. Theo đó, điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 350.000 đồng đến 850.000 đồng/tháng

* Phóng viên: Cơ sở nào để Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án lương tối thiểu (LTT) năm 2014, thưa ông?

img

 - Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia: Kết luận 23-KL/TW của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI có nêu lộ trình tăng LTT đến năm 2015 phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và điều 91 Bộ Luật Lao động cũng khẳng định mức LTT phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Trong thực tế, theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn thực hiện tại 68 doanh nghiệp (DN) với hơn 1.900 phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, tiền lương trung bình của NLĐ đạt 3,667 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng I là 4,037 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,83 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,48 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,312 triệu đồng/tháng. Khảo sát cho thấy người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm đến 62%.

Về mức sống tối thiểu, năm 2013 (chưa tính nuôi con) là 1,928 triệu đồng/người/tháng; nếu tính cả nuôi con là 3,278 triệu đồng/tháng. Khảo sát cho thấy đời sống NLĐ nhập cư tại các KCN tập trung ở
TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương... rất khó khăn. Hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của NLĐ chi hết cho cuộc sống thiết yếu, không còn tích lũy. Từ kết quả khảo sát trên, Viện Công nhân - Công đoàn dự báo mức sống tối thiểu năm 2014 của 1 NLĐ phải nuôi 1 người tại vùng I sẽ là: 4,113 triệu đồng/tháng; vùng II: 3,41 triệu đồng/tháng; vùng III: 3,014 triệu đồng/tháng; vùng IV: 2,435 triệu đồng/tháng. Đây là cơ sở để Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án mức LTT năm 2014.

 * Mức cụ thể của 2 phương án là bao nhiêu thưa ông?

 - Phương án 1, mức LTT năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.000 đồng đến 850.000 đồng, đáp ứng 77%-84% nhu cầu và mức sống tối thiểu của NLĐ. Cụ thể: Mức LTT vùng I là 3,2 triệu đồng; vùng II là 2,75 triệu đồng; vùng III là 2,4 triệu đồng và vùng IV là 2,05 triệu đồng. Phương án 2 mức điều chỉnh tăng ít hơn, từ 350.000 đồng đến 750.000 đồng, đáp ứng khoảng 75%-82% nhu cầu sống tối thiểu. Theo đó, LTT từ vùng I đến vùng IV lần lượt là 3,1 triệu đồng; 2,65 triệu đồng; 2,3 triệu đồng và 2 triệu đồng/tháng.

img
Thu nhập của công nhân da giày hiện rất thấp. Ảnh: KHÁNH AN

* Ý kiến của tổ chức Công đoàn là vậy nhưng được biết đại diện tổ chức người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ đề xuất mức cao nhất là 2,6 triệu đồng/tháng...

 - Đại diện tổ chức NSDLĐ muốn kéo dài lộ trình tăng LTT theo điều 91 Bộ Luật Lao động đến năm 2020. Mặt khác họ cũng nêu lý do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên tăng LTT làm tăng chi phí của DN. Theo tôi, với phương án của đại diện tổ chức NSDLĐ, NLĐ khó có thể bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu, nhất là trong bối cảnh giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, nước, thuê nhà ở... đều tăng làm cho cuộc sống NLĐ vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Trong thực tế, khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn cho thấy hầu hết DN đã trả lương cho NLĐ cao hơn nhiều so với LTT quy định. Điều đó cho thấy tăng LTT không tạo áp lực lớn lên quỹ lương của DN mà chủ yếu chỉ là tăng chi phí đóng BHXH phần chênh lệch do tăng LTT. Hơn nữa, lộ trình tăng LTT đã được xác định trước đây rất nhiều năm nên không thể nói là DN bị động. Tôi cũng muốn nhấn mạnh là với mức LTT 2,6 triệu đồng/tháng thì không thể đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ. Điều này không đúng với tinh thần Kết luận số 23-KL/TW của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI là đến năm 2015, LTT phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.

* Sự khác biệt này sẽ hóa giải bằng cách nào?

- Qua thương lượng trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức LTT sẽ được các bên thương lượng và thống nhất bằng phương án trung gian, trung hòa giữa mức đề nghị của tổ chức Công đoàn và của tổ chức đại diện NSDLĐ. Mức này đang được hội đồng báo cáo và kiến nghị với Chính phủ. Dự kiến Chính phủ sẽ công bố trước ngày 1-10-2013.

ÔNG PHÙNG QUANG HUY, GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG GIỚI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VCCI:

Chỉ nên tăng lương 15%

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và thực trạng của nền kinh tế hiện nay, LTT chỉ nên tăng 15% kể từ ngày 1-1-2014. Mỗi cơ quan đề xuất mức tăng lương khác nhau đều có lập luận riêng nhưng theo VCCI, tăng lương ở mức nào phải tính toán chính xác tác động cả từ phía DN và NLĐ. Nếu tăng lương nhiều, NLĐ được cải thiện cuộc sống nhưng lại làm tăng chi phí, thậm chí có thể tạo gánh nặng cho DN. Nếu DN thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, NLĐ sẽ mất việc làm và có thể không có khả năng được đóng BHXH, BHYT. Do đó, tăng lương bao nhiêu cần phải bảo đảm cân bằng giữa lợi ích của NLĐ và NSDLĐ.

Nhiều năm nay, kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN nhưng LTT vẫn đều đặn tăng hằng năm theo lộ trình, gây sức ép cho khả năng chi trả của DN. Cần có khảo sát cụ thể, toàn diện về tác động của tăng lương đối với NLĐ cũng như sản xuất kinh doanh để có cơ sở chính xác về mức tăng LTT hằng năm.

ÔNG PHẠM MINH HUÂN, THỨ TRƯỞNG BỘ LĐ-TB-XH, KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG QUỐC GIA:

Hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người lao động

Quan điểm điều chỉnh LTT là phải bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Hiện nay, qua các khảo sát đều cho thấy mức LTT của NLĐ ở nước ta còn thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống. Đề xuất 2 phương án LTT năm 2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng là chính đáng. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định cuối cùng về điều chỉnh LTT hằng năm cần phải cân đối rất nhiều yếu tố, cân nhắc trên điều kiện cụ thể của từng thời điểm và quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Trong bối cảnh kinh tế, cộng đồng DN đang gặp nhiều khó khăn, mức LTT năm 2014 khó có thể tăng cao đến vài chục phần trăm. Lộ trình tăng LTT đã được Chính phủ thông qua với mục tiêu phải bảo đảm điều kiện sống cho NLĐ nhưng chắc chắn sẽ phải giãn ra chứ không thể thực hiện ngay được. Tổng LĐLĐ Việt Nam và các tiểu ban kỹ thuật sẽ gửi đề xuất về mức điều chỉnh, sau đó Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp giữa 3 bên để thống nhất một phương án hài hòa, hợp lý nhất. Hiện Bộ LĐ-TB-XH cũng đã đưa ra phương án điều chỉnh LTT năm 2014 và đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan.
T.Hà - D.Thu ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo