xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Tài chính đề xuất giảm lương “phản cảm lắm”

T.Dũng

(NLĐO)- Đề xuất giảm lương cơ bản 100.000 đồng từ tháng 1-2014 của Bộ Tài chính ngay lập tức nhận được sự không đồng ý của nhiều thành viên Chính phủ và Thủ tướng. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói thẳng lương mới tăng được 7 tháng mà đã giảm thì phản cảm lắm.

img
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9-2013. Ảnh: Nhật Bắc

Ngày 29-9, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9-2013, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết lũy kế đến hết tháng 9-2013, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 543.835 tỉ đồng, bằng 66,6% dự toán. Đáng lưu ý, hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán, như: Thuế Giá trị gia tăng đạt 65,5%, Thuế Thu nhập doanh nghiệp (DN) đạt 57,9%, Thuế Thu nhập cá nhân đạt 67,2%...
 
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đến hết tháng 9-2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán nhưng chủ yếu là địa phương có số thu nhỏ. 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu nhưng gồm nhiều địa phương trọng điểm như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…
    
Cũng theo ông Dũng 7 tháng đầu năm, số DN có kê khai thuế VAT 21,3%; thuế Thu nhập DN chỉ có 25% DN báo lãi.
 
Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách năm 2014, người đứng đầu ngành Tài chính đề xuất nhiều giải pháp và đề nghị Chính phủ cho cơ chế điều hành đặc biệt.
    
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết trong các biện pháp cân đối ngân sách Bộ Tài chính có đề xuất giảm 100.000 đồng lương cơ bản trở lại mức 1.050.00 đồng từ tháng 1-2014 bằng mức trước tháng 5-2013. “Tính đến hết tháng 12 này, lương mới tăng được 7 tháng mà đầu năm tới đã giảm thì phản cảm lắm. Tôi không ủng hộ phương án này” - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói thẳng.
 
Phó Thủ tướng gợi ý Bộ Tài chính biện pháp là phải rà soát để tăng thu các nguồn khác, cắt giảm chi thường xuyên 2.000 tỉ đồng.

Đồng tình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: “Không thể giảm lương, nhất là GDP vẫn còn tăng mà đi giảm lương thì gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn”.
    
Kết luận về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thống nhất không được giảm lương. “Trong 3 năm qua lương tăng được 30-35% nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng tương đương mức này. Đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nếu còn giảm lương thì càng thêm khó khăn” - Thủ tướng nhấn mạnh.
    
Bày tỏ sự không đồng ý con số thuế Thu nhập DN mà Bộ Tài chính báo cáo còn khiêm tốn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính phải rà soát, tránh việc “té nước theo mưa” vì thực tế DN có lãi khó thấp hơn mức 30-35%.
    
Góp ý tăng nguồn thu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thẳng thắn nhận xét việc thất thu có phần do lơi lỏng và cán bộ ngành thuế cấu kết “liên kết” với DN ăn bớt thuế. “Bộ tôi đi mua mấy chục cái máy vi tính họ nói thẳng luôn các anh cần hóa đơn VAT một giá, không hóa đơn một giá, mà thuế là 10%. Rồi cán bộ thuế nói thẳng với DN “tôi tư vấn cho anh chia đôi mỗi người nửa”. Hai khoản này gây thất thu thuế rất lớn” - ông Thăng nói.

Mặt khác theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải thì trong bối cảnh ngân sách khó khăn, đề nghị điều hành ngân sách theo phải thích nghi hoàn cảnh “thu bao nhiêu chi bấy nhiêu”. Kiên quyết loại bỏ các khoản chi quá nhiều nhưng không hiệu quả như tham quan, học tập nước ngoài…
    
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn thêm việc thất thu từ buôn lậu, gian lận thương mại là không nhỏ. Chỉ riêng Đắc Lắk, Gia Lai cà phê, hồ tiêu thất thu gần nghìn tỉ đồng. Hay Hà Nội hàng nghìn DN kê khai chứng từ sai, trốn thuế VAT, các DN FDI báo lỗ giả lãi thật, trốn thuế.

“Quản lý thị trường, Công an làm rõ việc trốn thuế. Tôi tin không phải là ít đâu như Thủ tướng đã nói là “té nước theo mưa” - ông Phúc đề nghị.
    
Về giải pháp cân đối ngân sách, Thủ tướng cho biết sẽ trình Trung ương tổng đầu tư từ ngân sách năm 2014 sẽ không thấp hơn năm 2013. Theo Thủ tướng, Bộ Chính trị đã đồng ý nâng mức bội chi 2014 là 5,3% GDP; đồng thời cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ nhưng không vượt quá giới hạn nợ công 65% GDP; Bộ Chính trị đã đồng ý cho phép thu cổ tức tại các DN có cổ phần nhà nước chưa giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để bổ sung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2013 và 2014 (khoảng 15.000 tỉ đồng).

“Bội chi dành cho đầu tư năm nay 4,8% GDP, lẽ ra năm tới phải giảm đi, nhưng vì tình hình khó khăn quá nên phải xin tăng lên 5,3%. Nhưng tăng bội chi mà dành cho phần chi thường xuyên thì gay go. Chúng ta vay tiền không phải để ăn, để chi mà để đầu tư cho các công trình dang dở, lãng phí sớm đưa vào sử dụng, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế” - Thủ tướng nói.
 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo