Tiền lương tối thiểu vẫn còn khoảng cách xa với mức sống tối thiểu
Tuy nhiên, lộ trình tăng lương được Chính phủ giao khó có khả năng thực hiện trong điều kiện nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là các DN sản xuất sử dụng đông lao động không kham nổi việc trả lương cho NLĐ theo mức lương tối thiểu hiện nay, chưa nói đến tăng lương theo lộ trình hằng năm vào những năm tới.
Chính vì vậy, sau khi được Chính phủ giao, qua các hoạt động khảo sát, hội thảo, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, Bộ LĐ-TB-XH đã đưa ra hai phương án điều chỉnh lộ trình tăng lương. Phương án 1 là lương tối thiểu sẽ bảo đảm nhu cầu tối thiểu vào năm 2017, với mức tăng bình quân chung trong các năm từ năm 2013 đến 2017 khoảng 16,5 – 20%/ năm. Phương án 2 là lương tối thiểu sẽ bảo đảm nhu cầu tối thiểu vào năm 2016, với mức tăng bình quân chung khoảng 18 – 23% mỗi năm.
Điều đáng nói là Bộ LĐ-TB-XH chọn phương án 1. Tại buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ mới đây, Bộ trường LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, cũng đã nói rõ bộ này đang xây dựng lộ trình, với tinh thần tích cực nhất, phấn đấu chậm nhất đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu. Nhưng phương án 1 có khả thi hay không còn chịu sự chi phối bởi khả năng phát triển kinh tế của đất nước, nếu vẫn khó khăn như hiện nay thì mục tiêu này cũng không dễ thực hiện.
Giai đoạn 2008 - 2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung với cán bộ, công chức và 6 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng với các DN. Mặc dù vậy, lương tối thiểu của NLĐ vẫn không đáp ứng được mức sống tối thiểu. Viện dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết mức lương tối thiểu hiện hành, dù đã qua nhiều lần điều chỉnh vẫn chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu của NLĐ.
Mức lương tối thiểu hiện nay chỉ mới đáp ứng 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở khu vực sản xuất. Ảnh: Vĩnh Tùng
Tại hội thảo về “Mức sống tối thiểu và những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Lê Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ
Dẫn kết quả khảo sát mới đây tại các loại hình doanh nghiệp ở 10 tỉnh, thành, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết để bảo đảm có đủ dinh dưỡng 2.300 kcal/ngày, NLĐ phải chi trả 750.000 - 900.000 đồng/tháng. Cộng với nhu cầu lương thực, thực phẩm và chi phí nuôi con, mức sống tối thiểu của người lao động vào khoảng 2,4 - 3,7 triệu đồng/tháng. Với mức sống tối thiểu này, tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh chỉ đáp ứng được 65 - 70% mức sống tối thiểu. |
Vấn đề đặt ra là giữa mức lương tối thiểu và mức sống tối thiểu hiện nay có một sự chênh lệch quá lớn và quan trọng hơn là chúng ta chưa xác định được thế nào là mức sống tối thiểu để làm cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu phù hợp. Do vậy, như thực tế những năm qua, việc điều chỉnh lương chỉ dựa trên “hầu bao” ngân sách, chứ không dựa trên thực tiễn cuộc sống, giá cả thị trường, chi tiêu sinh hoạt tối thiểu của người dân.
Cũng theo Bộ Luật Lao động, kể từ ngày 1-5-2013, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con được tăng từ 4 tháng lên 6 tháng; nghỉ lễ, Tết từ 9 ngày được tăng lên thành 10 ngày.
Về tuổi nghỉ hưu, theo khoản 3 Điều 187, giao Chính phủ quy định một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu, trong đó có cán bộ quản lý, những người có trình độ cao và một số trường hợp đặc biệt. |
Bình luận (0)