Cả nước có khoảng 7 triệu lao động được tập huấn về An toàn, vệ sinh lao động (hơn 10% số lao động trong độ tuổi).
Cục An toàn Lao động (ATLĐ), Bộ LĐ-TB-XH cho biết tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) vẫn tiếp diễn phức tạp. Năm 2017, đã xảy ra 8.956 vụ TNLĐ, làm 9.173 người bị nạn, trong đó 928 người chết, 1.915 người bị thương nặng. Đáng lưu ý là TNLĐ xảy ra nhiều ở những địa phương có các KCX-KCN, làng nghề, hầm mỏ như: Hà Nội, TP CM, Quảng Ninh, Đồng Nai...
Cục trưởng Cục ATLĐ cho biết, trung bình mỗi thanh tra viên lao động phải kiểm soát khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN); chỉ 0,22% DN đang hoạt động được thanh tra pháp luật lao động/năm. Cả nước có khoảng 7 triệu lao động được tập huấn về An toàn, vệ sinh lao động (hơn 10% số lao động trong độ tuổi). Công tác thanh tra chưa được tiến hành thường xuyên, cộng với sự chủ quan, thờ ơ của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động là nguyên nhân chính gây ra các vụ TNLĐ, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc.
Nhằm cải thiện tình trạng TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mới đây, Cục ATLĐ đề nghị các cơ quan chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động.
Theo ILO, hàng năm, tổng số người chết từ 2 - 2,3 triệu người. Trong đó, có khoảng 350.000 người chết do TNLĐ; khoảng 1,7 - 2 triệu trường hợp chết người do bệnh tật liên quan đến công việc; 270 triệu vụ TNLĐ khiến người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc ít nhất 3 ngày; khoảng 160 triệu trường hợp bị bệnh liên quan đến công việc không gây chết người. Thiệt hại khoảng 4% GDP của toàn thế giới.
Bình luận (0)