xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năng suất lao động quá thấp

Bài và ảnh: DUY QUỐC

Năng suất lao động của lao động Việt Nam thấp nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Dựa trên kết quả báo cáo toàn cầu “Thế giới việc làm 2014: Phát triển với việc làm” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố, ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, đưa ra nhận định: “Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam”.

Bấp bênh việc làm

Báo cáo phân tích chuyên sâu về 140 nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển cho thấy đầu tư vào việc làm chất lượng cao đi đôi với giảm thiểu những công việc dễ bị tổn thương, nâng cao giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo có thể giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế cao hơn. Đầu tư vào việc làm có chất lượng cao cũng góp phần thu hẹp bất bình đẳng về thu  nhập giữa các nhóm lao động, khu vực, ngành  nghề kinh tế.

Theo ILO, đầu tư mạnh cho dạy nghề là biện pháp cải thiện năng suất lao động, phát triển việc làm bền vững. Trong ảnh: Sinh viên thực hành tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Theo ILO, đầu tư mạnh cho dạy nghề là biện pháp cải thiện năng suất lao động, phát triển việc làm bền vững. Trong ảnh: Sinh viên thực hành tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng

Tuy nhiên, đây đang là thách thức lớn đối với Việt Nam. Dựa trên kết quả khảo sát, ILO nhận định Việt Nam đã có một bước nhảy vọt ấn tượng trong 2 thập kỷ qua về đầu tư việc làm chất lượng cao. Tuy nhiên, sự tiến bộ đã chậm lại trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình năm 2010.

Cụ thể, thông qua các chính sách về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp, chính sách về phát triển việc làm và việc làm chất lượng cao, tỉ lệ người lao động được ký hợp đồng, trả lương tại khu vực doanh nghiệp (khu vực chính thức) tăng 22% trong giai đoạn từ 1991-2013. Cùng với đó là sự giảm mạnh tỉ lệ lao động nghèo, giảm 2/3 trong giai đoạn trên. Dù vậy, tỉ lệ tăng lao động được ký hợp đồng, trả lương tại doanh nghiệp đang có dấu hiệu chững lại từ năm 2010 với mức tăng đạt dưới 1%/năm. Riêng trong quý I/2014, chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong khi đó, tỉ lệ việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm lao động tự do hoặc lao động gia đình) vẫn gia tăng ở mức cao, chiếm đến 63% trong tổng số lao động. Những công việc này thường gắn với năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không bảo đảm và không có các chế độ bảo hiểm.

“Hạng bét” năng suất lao động

Cùng với báo cáo trên, ILO cũng công bố các số liệu điều tra về việc làm, trong đó lưu ý Việt Nam đang gặp trở ngại lớn do năng suất lao động và kỹ năng làm việc của người lao động ở hàng thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, năng suất của lao động Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nước ở ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. “Năng suất lao động vốn đã thấp nhưng tốc độ tăng năng suất này của Việt Nam lại đang có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 5,2%/năm - mức cao nhất trong khu vực nhưng kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng này chậm lại, chỉ còn 3,3%” - báo cáo cho biết thêm.

Các khuyến cáo được ILO đưa ra là năng suất lao động thấp cùng với tình trạng gia tăng việc làm dễ bị tổn thương sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách, biện pháp can thiệp. “Phát triển không chỉ đến từ những yếu tố như xuất khẩu, thương mại mở cửa hay đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn chính từ đầu tư nâng cao chất lượng việc làm và năng suất lao động” - ông Guy Ryder nói.

Cũng theo báo cáo “Thế giới việc làm 2014: Phát triển với việc làm”, hiện 1/5 lao động Việt Nam làm việc không có hợp đồng lao động và tỉ lệ này là 45% đối với lao động trẻ dưới 25 tuổi. Việt Nam cần tăng cường hơn nữa các chính sách thúc đẩy việc làm bền vững.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo