Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mặc dù NLĐ ngành điện có mức thu nhập khá hơn so với NLĐ trong các ngành thâm dụng lao động khác như điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp chế biến thủy, hải sản..., tuy nhiên, vẫn có tới 48,5% NLĐ có mức lương từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, nhiều NLĐ chỉ đủ sống và sẵn sàng thay đổi công việc mới nếu nơi khác có mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận một số kiến nghị của NLĐ như: Nâng lương, thưởng để ổn định NLĐ gắn bó với nghề; đầu tư các trang thiết bị mới, bảo đảm môi trường làm việc, hạn chế bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe cho NLĐ.
Công nhân ngành điện mong được chăm lo nhiều hơn để an tâm bó với nghề: Ảnh: MẠNH CƯỜNG
Góp ý tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng ngành điện là ngành đặc thù đòi hỏi NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Tuy nhiên, một bộ phận lớn cán bộ, công nhân ngành điện đang phải làm việc ở vùng sâu, vùng xa, đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục... còn nhiều thiếu thốn. Do đó trong thời gian tới sẽ có sự xuất hiện tình trạng chảy máu chất xám từ ngành điện sang loại hình doanh nghiệp khác cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động Việt Nam. Nhiều ý kiến đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu với Đảng, nhà nước có chính sách đặc biệt với NLĐ ngành điện để họ yên tâm làm việc.
Bình luận (0)