xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp "đóng băng" tuyển dụng?

GIANG NAM

(NLĐO) - Nhiều doanh nghiệp quyết định "đóng băng" tuyển dụng để tối ưu chi phí trong giai đoạn kinh tế khó khăn khiến cơ hội việc làm của lao động trẻ cũng dần xa tầm với

"Đóng băng" tuyển dụng là một chiến lược được các công ty sử dụng trong thời kỳ khó khăn hoặc suy thoái kinh tế. Khái niệm này đề cập đến việc doanh nghiệp ngừng tuyển dụng nhân viên mới cho các vị trí còn trống.

Nguyên nhân: Đây là kết quả của sự khó khăn về tài chính, ngay cả những công ty lớn cũng lựa chọn "đóng băng" tuyển dụng trong bối cảnh kinh tế suy thoái hoặc dư thừa lao động.

Việc "đóng băng" tuyển dụng có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn, giúp doanh nghiệp tránh sa thải nhân viên nhưng không có nghĩa là ngừng hoàn toàn mọi hoạt động tuyển dụng. Đối với những vị trí thiết yếu, doanh nghiệp vẫn cần tuyển nhân viên để đáp ứng nhu cầu.

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp đóng băng tuyển dụng? - Ảnh 1.

"Đóng băng" tuyển dụng sẽ làm giảm vị trí việc làm cho những sinh viên mới ra trường

"Đóng băng" tuyển dụng thường xảy ra ở những doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng có ở một số công ty thành công đang tìm cách tối ưu tỉ suất lợi nhuận.

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Bằng cách tối ưu hóa tài chính và không tăng thêm chi phí cho quá trình tuyển dụng mới, các công ty có thể tập trung vào việc duy trì hoạt động hiện tại ổn định.

Ngoài ra, sự không chắc chắn về tương lai khi các công ty dự đoán và đánh giá rủi ro từ các yếu tố khách quan cũng là nguyên nhân dẫn đến quyết định "đóng băng" tuyển dụng.

Bên cạnh đó, quyết định "đóng băng" tuyển dụng cũng có thể xuất phát từ nhu cầu tái cơ cấu tổ chức. Trong quá trình này, công ty cần điều chỉnh cấu trúc tổ chức hoặc giảm quy mô nhân sự để tối ưu hóa hiệu suất và năng suất làm việc. Việc "đóng băng" tuyển dụng có thể đi kèm với các biện pháp như đào tạo lại nhân viên hiện tại, thiết lập lại quy trình làm việc hoặc thậm chí là chuyển đổi nhân sự từ các vị trí không cần thiết sang các vị trí quan trọng hơn.

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp đóng băng tuyển dụng? - Ảnh 3.

Các doanh nghiệp sẽ tập trung đào tạo nội bộ để tìm nhân tố mới thay vì tuyển dụng mới

Đối phó: Trong khủng hoảng sa thải nhân sự của các hãng công nghệ lớn gần đây, dường như mọi sự chú ý dồn vào những người đang đi làm đột nhiên bị mất việc ở giữa sự nghiệp. Thế nhưng, có một thế hệ cũng bị tổn thương không kém, là Gen Z - những người đang tham gia vào thị trường lao động.

Tình trạng bất ổn kinh tế đi kèm với cơn bão sa thải nhân sự trong lĩnh vực công nghệ ở quy mô toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm cho những lao động Gen Z.

Những công ty không sa thải quy mô lớn thì cũng đóng băng tuyển dụng mới. Do đó, cạnh tranh vị trí việc làm ngày càng gay gắt trong khi Gen Z yếu thế hơn cả về trình độ, mạng lưới quan hệ, lẫn kinh nghiệm làm việc.

Hiện nay, lao động trẻ Gen Z không chỉ phải cạnh tranh với những người nhiều kinh nghiệm làm việc, mà còn phải cạnh tranh gián tiếp với những nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT.

Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, lao động Gen Z cần trang bị thêm những kỹ năng không thể "tự động hóa" được.

Kỹ năng quản trị cảm xúc: Con người luôn có ưu thế trong việc hiểu về ngữ cảnh cuộc trò chuyện và nắm bắt cảm xúc của người đối diện. Trong một thế giới sống gấp càng đòi hỏi kỹ năng hiểu và quản trị cảm xúc của chính mình và đồng cảm với người xung quanh. Nếu chúng ta đánh mất kỹ năng rất người này thì sẽ sớm bị máy móc thay thế.

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp đóng băng tuyển dụng? - Ảnh 5.

Gia tăng kỹ năng công nghệ sẽ giúp lao động trẻ "sống sót" qua thời kỳ "đóng băng" tuyển dụng

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Máy có khả năng truyền tải thông tin chính xác và logic nên có lợi thế khi giao tiếp giữa máy - với - máy. Nhưng trong giao tiếp với người, cảm xúc đóng vai trò quan trọng. Vì thế ở những công việc cần giao tiếp với người, con người sẽ vẫn có lợi thế hơn. Trang bị các kỹ năng để giao tiếp hiệu quả giữa người với người là việc không bao giờ là thừa.

Kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề: máy móc và các nền tảng AI luôn bị hạn chế trong việc tạo ra những thứ mới hoặc sáng tạo ra giải pháp mới để giải quyết vấn đề. Đây là một yêu cầu liên quan đến khả năng xác định, phân tích và tìm giải pháp cho các vấn đề phức tạp. Nó đòi hỏi sự kết hợp của tư duy phản biện, tính sáng tạo và kinh nghiệm thực tế. Đây là một kỹ năng mà con người có lợi thế hơn và có thể trang bị được.

Cơ hội nghề nghiệp trong các hãng công nghệ của Gen Z ngày càng giảm. Để thích nghi, Gen Z cần thay đổi kỳ vọng của mình và sớm trang bị những kỹ năng mới. Đó là sự chuẩn bị cần thiết để hội nhập vào thị trường lao động khi quá trình tuyển dụng được "rã đông".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo