xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ thụt lùi trong công việc vì… quá tốt bụng

Yến Nhi (2sao)

Theo Trưởng phòng Nhân sự Careerlink.vn, tử tế, thân thiện là cần thiết trong công việc, tuy nhiên nó có thể bất lợi nếu bạn không đạt được sự cân bằng hợp lý giữa tử tế và chuyên nghiệp.

Dễ không được coi trọng

Bạn có thể nghĩ rằng người tử tế sẽ được xem là có giá trị hơn các đồng nghiệp khó tính và hay đòi hỏi bởi vì bản tính thích giúp đỡ của họ. Thế nhưng, hầu hết mọi người sẽ không nhận ra giá trị của những điều dễ dàng có được và công sức, nỗ lực của bạn bỏ ra sẽ không được xem trọng. Thậm chí, bạn sẽ bị phớt lờ trong các kỳ tăng lương, thăng chức bởi người quản lý biết rằng bạn sẽ không muốn gây khó khăn cho ai cả và sẽ dễ dàng cho qua.

Nguy cơ thụt lùi trong công việc vì… quá tốt bụng - Ảnh 1.

Nếu cần thiết, hãy đặt ranh giới vững chắc và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với khoảng cách hợp lý.

Bạn nên hiểu được giá trị của thời gian và nỗ lực đã bỏ ra đồng thời đảm bảo đồng nghiệp của bạn cũng hiểu được điều đó. Chỉ giúp đỡ khi thuận tiện và không làm giúp công việc của họ trừ khi hoàn toàn không thể tránh khỏi. Nếu cần thiết, hãy đặt ranh giới vững chắc và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với khoảng cách hợp lý.

Có thể bị lợi dụng

Nếu bạn thường xuyên làm việc nhiều giờ hơn đồng nghiệp hoặc "gánh" thêm nhiều trách nhiệm thì cần xem xét lại tình hình: bạn được yêu cầu làm điều này vì là người tốt nhất cho công việc hay đơn giản là đang bị lợi dụng bởi sự tốt tính của mình.

Nếu là người tử tế bạn sẽ dễ dàng bị đồng nghiệp "khai thác", họ sẽ đến với bạn với một danh sách dài các lí do hợp lý để nhờ vả, nếu bạn thường xuyên nhượng bộ thì họ sẽ nhận ra và tận dụng điều này. Với bản tính của mình, bạn thường ngần ngại phản đối và làm thêm việc trong âm thầm.

Nguy cơ thụt lùi trong công việc vì… quá tốt bụng - Ảnh 2.

Khi bạn quá cả nể, ai nhờ gì cũng làm mặc dù bạn đang rất mệt mỏi, áp lực, còn cả núi công việc vẫn chưa giải quyết xong… thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tự bào mòn sức lực

Nếu nhận thấy điều tương tự và cảm thấy mình đang lãng phí thời gian, năng lượng một cách không cần thiết, hãy dừng lại. Một câu lịch sự "Rất tiếc là tôi đã có quá nhiều công việc cần thực hiện rồi" là đủ để hạn chế số người muốn có sự hỗ trợ từ bạn. Điều quan trọng là không để họ rơi vào thói quen dựa vào sự trợ giúp vì điều đó có tác động tiêu cực đến bạn cũng như người bạn đang cố gắng giúp đỡ. Nếu họ tiếp tục dựa vào bạn, họ sẽ không học cách tự mình hoàn thành chức năng và bạn sẽ không còn thời gian dành cho nhiệm vụ của mình, điều này có thể cản trở sự tiến bộ của bạn trong công việc.

Bạn phải thực hiện các công việc tệ nhất

Nếu được xem là người tử tế, bạn có khuynh hướng được giao những công việc mà không ai khác muốn làm. Đúng là mọi người đều phải làm các công việc mà họ không thích nhưng một người chuyên nghiệp nên được thực hiện các nhiệm vụ họ yêu thích và có tính thử thách. Nếu liên tục bị mắc kẹt bởi các tác vụ không hấp dẫn, bạn sẽ bắt đầu thấy công việc của mình trở nên căng thẳng hơn.

Cách tốt nhất để tránh bị xáo trộn bởi các công việc vô giá trị là "cạnh tranh" các vị trí thú vị. Đảm bảo tiếng nói của bạn được lắng nghe và tự đề xuất mình vào các công việc muốn làm, thuyết phục nhà quản lý khi bạn tin rằng kỹ năng của mình sẽ hữu ích cho một công việc cụ thể để có nhiều khả năng nhận được nhiệm vụ đúng sở trường.

Nhận mức lương thấp hơn nhưng phải làm việc quá sức

Khi bạn quá cả nể, ai nhờ gì cũng làm mặc dù bạn đang rất mệt mỏi, áp lực, còn cả núi công việc vẫn chưa giải quyết xong… thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tự bào mòn sức lực, làm giảm năng suất của chính mình. Điều này có thể tác động tiêu cực đối với việc đánh giá tăng lương/thăng chức của bạn.

Hãy trung thực: bạn có được trả thù lao cho những gì bạn giúp người khác không? Nếu không, bạn cần nói chuyện với sếp về việc tăng lương hoặc tìm kiếm công việc khác nơi mà mức lương phản ánh chính xác công việc của bạn. Đừng rơi vào "cái bẫy tử tế" vì cuối cùng nó sẽ dẫn đến sự kiệt sức và gây ra các vấn đề về sức khỏe nhưng chẳng nhận lại được một kết quả tốt đẹp nào.

Có thể bị xem là giả tạo

Mọi người thường đánh giá cao sự trung thực hơn sự "dễ chịu". Nếu bạn đưa ra ý kiến của mình một cách lịch sự nhưng chắc chắn thì sẽ được đồng nghiệp tôn trọng hơn là nhân nhượng người xung quanh, ngay khi bạn không đồng ý với họ. Thật không may, "quá tử tế" thường bị xem là "không chân thành".

Nếu muốn được tôn trọng ở nơi làm việc, đừng ngại đưa ra ý kiến, phê bình và lời khuyên của bạn. Hãy lịch sự nhưng đừng im lặng, đồng thời cũng nên cởi mở để tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ người khác. Điều đó sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì một hình ảnh đẹp nơi công sở.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo