xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhức nhối lao động ngành ngư nghiệp bỏ trốn tại Hàn Quốc

G.Nam

(NLĐO) - Hàn Quốc đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cung ứng lao động tăng cường công tác giáo dục định hướng cho người lao động để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn

Mới đây, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức cuộc Hội thảo "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hỗ trợ lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp". Hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề trong công tác quản lý, hỗ trợ lao động ngành ngư nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này.

Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp hiện nay có hai hình thức là thuyền viên tàu cá gần bờ do các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam cung ứng sang Hàn Quốc (visa E-10) và lao động ngư nghiệp do Trung tâm lao động ngoài nước cung ứng theo chương trình EPS (visa E-9).

Hiện có 17 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình cung cấp thuyền viên cho tàu đánh bắt cá biển gần Hàn Quốc. Trung bình mỗi năm, Việt Nam cung cấp 1.500 thuyền viên cho Hàn Quốc. Tổng số lao động visa E-10 đang làm việc tại Hàn Quốc là 8.602 người. Lao động thuyền viên Việt Nam được chủ tàu Hàn Quốc đánh giá tốt về trình độ tay nghề và khả năng đi biển.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng lao động ngư nghiệp bỏ hợp đồng ra ngoài làm bất hợp pháp. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chênh lệnh thu nhập giữa lao động hợp đồng và lao động bất hợp pháp.

Các chủ tàu Hàn Quốc chấp nhận trả mức lượng cao gấp 2 hoặc 3 lần để tìm kiếm lao động về làm việc. Bên cạnh đó, thuyền viên là nhóm công việc khá đặc thù do làm việc đơn lẻ, khó hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp. Những vấn đề này khiến tỷ lệ thuyền viên yêu cầu chuyển tàu cao và khó giữ chân lao động khi hết hợp đồng.

Nhức nhối lao động ngành ngư nghiệp bỏ trốn tại Hàn Quốc - Ảnh 1.

Hiệp hội thuỷ sản Hàn Quốc cần có kiến nghị để đưa ra biện pháp xử phạt nặng các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp

Công ty C&P (Hàn Quốc) cho rằng việc phối hợp với các công ty Việt Nam trong khâu tuyển chọn lao động là rất quan trọng. Công ty này cho rằng thuyền viên chưa được định hướng đúng đắn về đặc thù của từng ngành nghề hoạt động trên biển nên không chọn được ngành nghề phù hợp với thể lực của bản thân, dẫn đến phát sinh bất mãn sau khi nhập cảnh.

Công ty này kiến nghị cần trang bị cho thuyền viên cẩm nang những tình huống thường gặp trên tàu để tránh những mâu thuẫn không đáng có phát sinh giữa chủ tàu và thuyền viên. Hiệp hội thuỷ sản Hàn Quốc cần có kiến nghị để đưa ra biện pháp xử phạt nặng các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khi có tố cáo hoặc bị phát hiện. Việc các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khiến tỷ lệ thuyền viên bỏ trốn gia tăng.

Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc cho rằng tổ chức này thời gian qua đã nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên, không phân biệt khiếu nại đối với thuyền viên trong nước hay nước ngoài.

Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cung ứng lao động tăng cường công tác giáo dục định hướng cho người lao động để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn cũng như không tham gia các hoạt động tội phạm.

Có thể thấy lao động ngư nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng nhưng cũng rất đặc thù. Việc Chính phủ Hàn Quốc quy định tỷ lệ lao động bỏ trốn là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá phân bổ chỉ tiêu cấp phép lao động hàng năm đang đặt ra vấn đề quản lý đối với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng lao động ngư nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, lựa chọn các chủ tàu phù hợp với thuyền viên và có chế tài xử phạt những chủ tàu sử dụng thuyền viên bất hợp pháp được coi là những giải pháp cơ bản giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động, giảm tỷ lệ bỏ hợp dồng.

Để mở rộng thị trường lao động ngư nghiệp một cách lành mạnh, bền vững và tận dụng được nguồn lao động lành nghề tái ký hợp đồng đang là vấn đề cần sự phối hợp của các doanh nghiệp, ban ngành hữu quan của cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo