xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những công nhân đam mê sáng tạo

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của đội ngũ công nhân trẻ đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và làm lợi cho doanh nghiệp

Tại ngày hội Lao động Sáng tạo lần 2 do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Công đoàn (CĐ) ngành Dệt may Việt Nam tổ chức mới đây, công trình "Cải tạo họng phun máy nhuộm thí nghiệm Thies 5 kg" của anh Hồ Thanh Đạt, Trưởng ngành Sản xuất gia dụng Tổng Công ty CP Phong Phú (quận 9, TP HCM), gây ấn tượng đặc biệt với ban giám khảo trong phần thuyết trình. Đây là công trình được trao giải nhì tại ngày hội.

Làm lợi tiền tỉ

Về quá trình nghiên cứu, anh Đạt cho biết trước đây, máy nhuộm Thies có họng phun nhỏ, chỉ có thể sử dụng để nhuộm vải chứ không thể nhuộm khăn. Từ thực tế đó, anh đã chế tạo mới theo hướng đổi từ họng phun hình chữ nhật sang hình tròn để tăng tiết diện phun. Kết quả, máy nhuộm hoạt động tốt trên các mặt hàng. Công trình này tiết kiệm trên 1 tỉ đồng chi phí mua máy nhuộm mới.

Những công nhân đam mê sáng tạo - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Ngọc Quý và Lại Trọng Anh bên chiếc máy “Phân loại màu ống sợi con QA 02”

Một sáng kiến khác của anh Đạt cũng lọt vào vòng chung kết là công trình "Thu hồi nhiệt hơi nước ngưng tụ nhà máy nhuộm". Hơi nóng sau quá trình gia nhiệt cho các máy ngưng tụ thành nước nóng (98 độ C) và chứa nồng độ ôxít sắt cao nên không thể tái sử dụng cho khâu nhuộm. Từ thực tế ấy, anh đã thiết kế, chế tạo hệ thống thu hồi nhiệt gián tiếp bằng cách sử dụng bộ gia nhiệt dạng ống chùm, được lắp nối tiếp vào đường nước ngưng tụ của hệ thống. Sáng kiến này có thể sử dụng được ở tất cả nhà máy có sử dụng hệ thống thu hồi nước ngưng tụ. Công trình đã tiết kiệm 2,78 tấn hơi/ngày. Với giá hơi hiện nay 500.000 đồng/tấn, tương đương công trình tiết kiệm 433 triệu đồng/năm cho công ty. Ông Võ Duy Sáng, Chủ tịch CĐ Tổng Công ty CP Phong Phú, nhận xét: "Đạt là kỹ sư trẻ, năng nổ, luôn tìm tòi sáng tạo để cho ra đời những sáng kiến có giá trị. Tổng giá trị các sáng kiến của Đạt làm lợi hơn 1,8 tỉ đồng mỗi năm. Để khuyến khích Đạt tiếp tục cho ra đời các sáng kiến, cải tiến, công ty đã thưởng anh 20 triệu đồng".

Tiết kiệm công lao động

Ở một gian hàng trưng bày khác tại ngày hội, anh Nguyễn Ngọc Quý, nhân viên kỹ thuật và Lại Trọng Anh, nhân viên bảo trì máy con Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP (quận Thủ Đức, TP HCM), đang kiên trì giải thích các tính năng, công dụng và quy tắc hoạt động của máy "Phân loại màu ống sợi con QA 02" trong sản xuất sợi.

Trọng Anh cho biết trước đây, khi ống sợi được xử lý xong phải có người phân loại từng màu và việc này mất nhiều thời gian. Từ gợi ý của ban giám đốc, 2 chàng trai trẻ Ngọc Quý và Trọng Anh đã bỏ ra 3 tháng mày mò và chế tạo máy "Phân loại màu ống sợi con QA 01". Thế nhưng, phiên bản đầu tiên của chiếc máy đã bộc lộ nhiều nhược điểm nên năng suất chưa cao. Không nản chí, Ngọc Quý và Trọng Anh quyết tâm cải tiến và nỗ lực của họ được đền đáp xứng đáng. Phiên bản thứ 2 của chiếc máy (QA 02) ra đời có thể phân loại được 8-10 màu ống, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Giá 1 chiếc máy mới tương tự trên thị trường khoảng 7.000-10.000 USD nhưng máy do Ngọc Quý và Trọng Anh tự chế tạo có giá thành chưa đến 100 triệu đồng. Ông Bùi Đăng Hoàng, Giám đốc Nhà máy sợi 2 Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP, nhận xét: "Trước khi có máy này, CN phải lựa ống màu bằng tay (3 người/3 ca), năng suất lao động rất kém, trong khi mỗi năm công ty phải tiêu tốn một khoản chi phí lương, phụ cấp không nhỏ, từ 100-120 triệu đồng/người. Chiếc máy do Ngọc Quý và Trọng Anh chế tạo không chỉ tiết kiệm công lao động mà còn giúp tăng năng suất làm việc. Ban giám đốc đang đặt hàng để Ngọc Quý và Trọng Anh chế tạo thêm 5 máy để đưa vào sản xuất.

Ông LÊ NHO THƯỚNG, Chủ tịch CĐ ngành Dệt may Việt Nam:

Tạo ra sản phẩm giá trị cao

Ngày hội Lao động Sáng tạo là kết quả của nhiều phong trào lao động sáng tạo trong toàn hệ thống dệt may Việt Nam trong năm 2019. Qua phát động, đã có hơn 1.600 sáng kiến, cải tiến được hình thành và áp dụng tại các đơn vị, làm lợi và tiết kiệm gần 40 tỉ đồng. Trên cơ sở các đề tài gửi về, hội đồng giám khảo là các chuyên gia hàng đầu trong ngành đã chọn 34 tác giả, nhóm tác giả xuất sắc vào vào vòng chung kết, thuyết trình bảo vệ đề tài. Trong xu thế hiện nay, lao động giá rẻ không còn là ưu thế của Việt Nam nói chung, ngành dệt may nói riêng. Vì thế, ngành dệt may phải cố gắng tạo ra các sản phẩm giá trị cao bằng cách đầu tư máy móc, công nghệ, cải thiện năng suất lao động, đặc biệt khuyến khích đội ngũ kỹ sư, công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo