xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những mảnh đời trôi dạt: Vươn lên trong khốn khó

NHÓM PV CÔNG ĐOÀN

Bất chấp khó khăn, lao động nhập cư đã cật lực làm việc để gánh vác cả gia đình và nuôi con cái ăn học thành tài

Hơn 20 giờ, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - TPHCM bắt đầu tấp nập. Hàng trăm chuyến xe đầy ắp trái cây, rau quả nhộn nhịp ra vào. Những bước chân chạy huỳnh huỵch, tiếng gọi nhau í ới của những người khuân vác thuê và tiếng còi xe… tạo nên một không khí ồn ào. Trời bắt đầu lắc rắc mưa nhưng trước dãy nhà khu C, một người đàn ông vẫn chăm chỉ đẩy từng chuyến hàng, lưng áo ướt đẫm mồ hôi.

Ra đi để đổi đời

Đó là ông Trần Văn Bu, 61 tuổi, quê Đồng Tháp. Lên TPHCM từ năm 2000, ông Bu làm nhiều việc nhưng cuối cùng “trụ lại” với nghề kéo hàng dạo ở chợ đầu mối. 12 năm hành nghề, ông Bu trải qua không biết bao nhiêu cay đắng, ngọt bùi. Có lần, do bị khuất tầm nhìn, xe của ông va chạm với xe người khác. Dù đã hết lời xin lỗi song ông vẫn hứng trọn 2 cái tát tai như trời giáng.
“Đau đớn và tủi nhục lắm nhưng vì kế sinh nhai nên phải nhẫn nhịn” - ông Bu cho biết. 120.000 đồng là số tiền ông kiếm được trong một đêm quần quật ở chợ. Ông khoe đã dành dụm xây được căn nhà cấp 4 rộng gần 100 m2  ở quê. Đứa con trai út cũng đã tốt nghiệp Trường Đại học Cửu Long và có việc làm ổn định. 
  hẻm 746 Điện Biên Phủ (phường 10, quận 10 - TPHCM) chiều nào cũng vậy, bất kể trời mưa hay nắng, khoảng 18 giờ, lại thấy một phụ nữ đẩy xe chè về đậu ở đầu hẻm. Đây là chặng dừng chân cuối cùng của chị trước khi quay về khu nhà trọ ở phường 1, quận 3. Bà con ở đây quen gọi chị là chị Hai chè. Quê chị ở Quảng Ngãi.
Hơn 10 năm trước, để lo chuyện học hành cho 4 đứa con, chị rời quê vào TPHCM cùng đứa con trai đầu lòng. Từ gánh chè của mẹ, đàn con lần lượt vào đại học. Chị khoe: “Giờ chỉ còn đứa út học xong là tôi khỏe rồi”. “Hôm nào bán hết, lời cũng được 400.000 đồng; trừ tiền nhà, ăn uống, cũng còn được 200.000 đồng. Bây giờ, 2  đứa lớn đã đi làm nên tôi nhẹ lo rồi” - chị vui vẻ kể.
img

Ông Trần Văn Bu hối hả kéo hàng ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (TPHCM). Ảnh: PHAN ANH

Gắn bó với quê hương thứ hai

Nhiều lần bị xua đuổi, tịch thu cả quang gánh; có lúc phải lấy lề đường, xó chợ làm chỗ ngả lưng nhưng tất cả những điều đó không làm bà Nguyễn Thị Thanh (44 tuổi, quê ở Thanh Hóa) nản lòng. 22 năm bán hàng rong, bàn chân bà đã đi qua không biết bao nhiêu con đường của TP. Thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng, trừ chi phí phòng trọ và ăn uống, số còn lại bà gửi hết về quê để lo cho 3 đứa con nhỏ.
Ngày nào bán nhanh thì tới 23 giờ hết hàng, hôm ế ẩm thì phải tới 1 - 2 giờ sáng hôm sau. Tranh thủ chợp mắt, đến 3 giờ, bà lại phải dậy chuẩn bị hàng. “Nhiều hôm chỉ muốn ở nhà một ngày ngủ cho thiệt đã nhưng nghĩ tới con lại ráng trở dậy. Mình nghỉ ngày nào là con mình đói ngày đó” - bà Thanh cho biết.
TPHCM từ lâu đã trở thành nơi hội tụ của người dân khắp mọi miền đất nước. Có người đến rồi về; cũng có người ở lại, nhận là quê hương thứ hai. Ông Nguyễn Văn Tứ, quê Hải Dương, là một trong những người như vậy. Năm 1995, cả gia đình dắt díu vào TPHCM. Thời gian đầu, cuộc sống hết sức khó khăn, vợ ông không chịu nổi cực khổ đã bỏ đi, để lại cho ông 2 đứa con nhỏ dại.
Sau một thời gian dài đi làm thuê, ông đã dành dụm được ít tiền, cùng một người bạn mở quán phở. Từ đó, cuộc sống của 3 cha con khấm khá hơn. Ông vui vẻ kể: “Hiện giờ, cuộc sống của tôi đã thảnh thơi hơn với nghề bán quần áo cũ. Hai đứa nhỏ ăn học thành tài. Vui nhất là cha con đã có một mái ấm tươm tất ở  thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi - TPHCM”.

Đáng trân trọng

Không thể phủ nhận sự hiện diện của lực lượng lao động nhập cư đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của TPHCM. Những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, lương thấp bị lao động tại chỗ “chê” thì lực lượng lao động nhập cư sẵn sàng
đảm đương.

Bà Trần Thị Hạnh, một cán bộ hưu trí ở quận Thủ Đức, chia sẻ: “Trước đây, để nấu được bữa ăn, tôi phải đi chợ hằng ngày. Nay muốn mua thịt cá, rau tươi, tôi không phải đi đâu xa vì được phục vụ tận nhà. Những chiếc xe đẩy, những gánh hàng rong của bà con miền Trung, miền Bắc đã góp phần giải quyết vấn đề cung  cầu của một bộ phận người dân TP”.

Ghi nhận đóng góp tích cực của người dân nhập cư, song cô Lê Thị Kim, một giáo viên về hưu tại quận 3 - TPHCM, cũng bày tỏ băn khoăn: “Cật lực làm việc, sống kham khổ, tằn tiện chi tiêu để có thu nhập gửi về quê, nỗ lực ấy của họ rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, họ lại thiệt thòi đủ thứ khi không có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội như người dân TP”.

Một đề tài nghiên cứu về “Di dân, phát triển và giảm nghèo ở Việt Nam” cho thấy quá trình di cư có thể góp phần giảm nghèo thông qua vòng tuần hoàn chu chuyển giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi đi và nơi đến; làm gia tăng nhu cầu địa phương về dịch vụ, hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người không di cư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo