Đầu tiên, nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều công việc tốt hơn việc họ đang làm. Tuy nhiên, khó để đánh giá công việc tương lai có tốt hơn công việc hiện tại. Vì vậy, hãy thay đổi công việc khi bạn đã suy nghĩ kỹ và chắc chắn lý do không hài lòng với công việc hiện có là hoàn toàn chính đáng.
Tiếp đến, NLĐ nên cân nhắc liệu mình đang có định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng hay chưa. Đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm rằng bạn chỉ đang chuyển đổi công việc trong cùng một chuyên ngành hay định "nhảy" sang một lĩnh vực hoàn toàn khác. Chuyển đổi công việc trong cùng một chuyên ngành không đòi hỏi quá nhiều kế hoạch như khi bạn thay đổi sang một lĩnh vực khác. Nếu lĩnh vực bạn định dấn thân khá rủi ro và bạn vẫn chưa có một kế hoạch rõ ràng thì hãy suy nghĩ quyết định thay đổi công việc của mình.
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tìm kiếm cơ hội việc làm mới
Thay vì tìm kiếm cơ hội mới trong mông lung, NLĐ cần tìm cách cải thiện công việc hiện tại một cách tốt nhất có thể, bởi tìm kiếm một công việc mới thường mất nhiều thời gian. Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được lời mời nhận việc từ 2 đến 3 ngày, nếu không suôn sẻ, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là nửa năm. Đặc biệt, nếu bạn yêu cầu mức lương cao, vị trí phù hợp thì thời gian đó có lẽ sẽ càng kéo dài lâu hơn. Để tránh trường hợp vừa mất thời gian để tìm kiếm công việc, vừa hao hụt về tài chính, tốt nhất NLĐ hãy chọn ở lại công ty hiện tại cho đến khi có được công việc mới.
Cuối cùng, hãy nghiêm túc suy nghĩ về việc sẽ nói với cấp trên việc bạn nghỉ việc như thế nào. Đây luôn là hành động khó khăn nhất khi NLĐ muốn thay đổi công việc. Do đó, hãy cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt về những gì sẽ làm trong trường hợp này. Nếu may mắn, bạn có thể nhận được đề nghị tiếp tục công việc với mức lương tốt hơn và được đánh giá cao hơn. Nếu không may mắn, sẽ bị đánh giá tiêu cực và điều đó sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình phỏng vấn sau này của bạn, nếu nhà tuyển dụng liên hệ với người tham khảo.
Bình luận (0)