Trong đó, số tiền chậm đóng BHXH, BHTN tại các đơn vị không có khả năng thu hồi là 4.164 tỉ đồng. Nguyên nhân là do những năm gần đây nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh dẫn tới khó khăn trong việc đóng BHXH, BHTN cho người lao động (NLĐ). Bên cạnh đó là ý thức tuân thủ pháp luật của đơn vị sử dụng lao động chưa cao, thiếu quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Cùng với đó là các quy định về chế tài xử lý hành vi nợ BHXH, BHTN chưa đủ sức răn đe như Bộ Luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các DN chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN.
Công nhân một doanh nghiệp tại quận Tân Bình, TP HCM làm thủ tục kiện đòi nợ BHXH .Ảnh: MAI CHI
Theo Bộ LĐ-TB-XH, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới là ổn định và duy trì việc làm cho NLĐ. Song song đó là các giải pháp về chính sách, chẳng hạn sửa đổi chính sách BHTN theo hướng thực sự là công cụ hiệu quả để hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để NLĐ chuyển đổi nghề nghiệp; tăng cường các chính sách giải quyết khó khăn về tài chính trước mắt cho NLĐ.
Về xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, Bộ LĐ-TB-XH cho biết đã đưa một số quy định vào dự thảo Luật BHXH vừa gửi đến Quốc hội cho ý kiến, như DN chậm đóng, trốn đóng BHXH phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế). Ngừng sử dụng hóa đơn, hoãn xuất cảnh với người sử dụng lao động cố tình trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH. Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho NLĐ nếu không tham gia BHXH.
Bình luận (0)