Đáng nói là chỉ 3 KCN có cơ sở y tế. Trong đó, riêng Khu Kinh tế Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) được nhà nước đầu tư một bệnh viện trị giá khoảng 200 tỉ đồng, Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) được nhà nước đầu tư một bệnh viện trị giá 70 tỉ đồng. Cơ sở mẫu giáo chỉ có 4 trường, tiểu học 3 trường, THCS 4 trường, đạt tỉ lệ 3% - 4% trên tổng số các KCN được khảo sát. Ngoài ra, chỉ có 2/98 KCN xây dựng cơ sở đào tạo, nâng cao tay nghề cho CN.
Khởi công xây dựng thiết chế Công đoàn tại tỉnh Tiền Giang Ảnh: CÔNG TUẤN
Tại các KCN, mới có 5% số CN được ở trong các nhà trọ do các doanh nghiệp sử dụng lao động, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng, số còn lại chưa có chỗ ở hoặc đang phải thuê nhà trọ của tư nhân. Với các phòng trọ do tư nhân xây dựng, hầu hết diện tích sử dụng bình quân từ 3-4 m2/người, không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước. Việc xây nhà ở cho người lao động tại các KCX-KCN thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, chợ, siêu thị...). Tình trạng này dẫn đến hiện tượng một số khu nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng người lao động không muốn vào ở vì quy hoạch, thiết kế và quản lý không phù hợp với đặc thù sinh hoạt, làm việc.
Bình luận (0)