Theo đó, LĐLĐ 5 tỉnh, TP sẽ tập trung chỉ đạo Công đoàn (CĐ) cấp trên cơ sở ở khu vực giáp ranh xây dựng kế hoạch phối hợp trao đổi thông tin. Khi có tình huống liên quan đến CNLĐ, tổ trưởng tổ công tác chủ động nắm bắt tình hình và thông tin sớm cho tổ chức CĐ ở các tỉnh, TP còn lại để báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo, cấp ủy cùng cấp và trao đổi cách thức xử lý. Mỗi LĐLĐ tỉnh, TP cử tổ công tác, giúp việc có Ủy viên Ban Thường vụ làm tổ trưởng; thành viên của tổ sẽ gồm đại diện các phòng - ban chuyên môn và cán bộ CĐ cấp trên ở địa bàn giáp ranh nhằm bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, kịp thời. Hằng quý, LĐLĐ các tỉnh, TP có trách nhiệm theo dõi, thông tin báo cáo tình hình quan hệ lao động qua hộp thư điện tử của văn phòng LĐLĐ các tỉnh, TP. Trường hợp có tình huống phát sinh, tổ công tác, giúp việc phải linh động trong việc thông tin liên lạc để kịp thời giải quyết.
Lãnh đạo LĐLĐ 5 tỉnh, TP ký kết chương trình phối hợp
Tại buổi ký kết, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh việc phối hợp giải quyết các tranh chấp lao động tập thể và các tình huống liên quan đến CNLĐ trên địa bàn giáp ranh là mô hình hoạt động sáng tạo và cần thiết. Do đó, LĐLĐ các tỉnh, TP cần phối hợp chặt chẽ nhằm làm tốt vai trò của tổ chức CĐ, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người lao động, bảo đảm an ninh trật tự.
Bình luận (0)