Theo đó, Thông tư quy định rõ nội dung huấn luyện, bồi dưỡng cho người huấn luyện AT-VSLĐ tại Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp (DN) đủ điều kiện tự huấn luyện như sau:
Huấn luyện nghiệp vụ gồm: chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về AT-VSLĐ và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về AT-VSLĐ; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện AT-VSLĐ.
Huấn luyện kỹ năng: Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về AT-VSLĐ; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
Huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm: AT-VSLĐ trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; AT-VSLĐ trong hoạt động hóa chất; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác khoáng sản; AT-VSLĐ liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.
Công nhân Samco được làm việc trong điều kiện an toàn
Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự. Tổng thời gian huấn luyện là 80 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định, không bao gồm thời gian sát hạch. Đối với các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ đối với mỗi chuyên đề.
Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15-8-2017.
Bình luận (0)