xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rộng cửa cho lao động Việt

Bài và ảnh: GIANG NAM

Là một nước có lực lượng lao động trẻ, Việt Nam được đánh giá là nước có dân số vàng cho sự phát triển, đó cũng là lý do nhiều nước quan tâm thu hút lực lượng lao động Việt

Chỉ trong một thời gian ngắn, các hiệp định song phương về hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước như Cộng hòa Czech, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Liên bang Nga, Nhật Bản đã được ký kết, mở rộng cánh cửa đưa lao động Việt sang những nước này làm việc.

Nhiều nước ưu tiên lao động Việt

Cuối tháng 6-2019, Hiệp định Thu hút và tuyển dụng có tổ chức người lao động (NLĐ) Việt Nam sang làm việc có thời hạn trên lãnh thổ Liên bang Nga đã bước vào vòng đàm phán cuối cùng, mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam. Hiện nay, phía Nga đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn để phục vụ công cuộc phát triển. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đang phát triển ngày càng tích cực, phía Nga mong muốn gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Nga. Theo đó, trung bình mỗi năm, Nga dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 15.000 - 20.000 lao động đến từ Việt Nam. Được biết, Việt Nam là quốc gia thứ hai mà phía Nga đề xuất đàm phán Hiệp định Tuyển dụng lao động có tổ chức sau Uzbekistan.

Rộng cửa cho lao động Việt - Ảnh 1.

Lao động Việt Nam đang được nhiều nước săn đón

Trước đó, ngày 17-6-2019, bên lề Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 109 tổ chức tại Thụy Sĩ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực UAE đã ký Bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực giúp việc gia đình. Bản MOU này chỉ quy định lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại UAE nhằm bổ sung cho bản MOU đã được chính phủ hai nước ký năm 2009 quy định chung cho tất cả ngành nghề. Việc ký MOU lần này nhằm cụ thể hóa lao động giúp việc gia đình Việt Nam sang UEA làm việc một cách chính thống và được pháp luật UEA bảo vệ. Đây cũng là điều kiện để các ứng viên có thể sang làm giúp việc gia đình tại UAE trong thời gian tới với mức thu nhập tương đối khá.

Cũng trong tháng 6-2019, CH Czech đã làm việc với Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam về việc Czech mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong việc đưa điều dưỡng viên, y - bác sĩ sang nước này làm việc. Theo đó, sau khi hoàn thành việc đào tạo chuyên môn và ngôn ngữ tại Việt Nam, phía Czech sẽ cấp visa để các công ty trực tiếp ký hợp đồng với học viên điều dưỡng, bảo đảm các điều dưỡng khi sang Czech làm việc sẽ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Về quy mô, nước bạn có thể tiếp nhận khoảng 3.000 - 4.000 điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc trong thời gian tới.

TS Nguyễn Du, Viện trưởng Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET), cho rằng việc nhiều quốc gia chào đón lao động Việt là tín hiệu đáng mừng vì sau nhiều năm, lực lượng lao động người Việt tại một số quốc gia đã chứng tỏ được kỹ năng làm việc, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới bất chấp sự khác biệt về văn hóa, lối sống.

Có kỹ năng là có cơ hội

Sau một thời gian dài Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam dưới dạng thực tập sinh (TTS) kỹ năng thì mới đây, chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật mới và đưa ra tiêu chí mới chỉ tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định (KNĐĐ).

Là người có nhiều đóng góp cho luật mới về lao động nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản và được quốc hội nước này mời phát biểu với tư cách là một chuyên gia am hiểu thị trường lao động Nhật Bản, ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Esuhai, cho rằng việc hai nước chính thức trao quyết định về lao động KNĐĐ mở ra cánh cửa rộng lớn cho những TTS đã trở về. Nếu như lương của TTS là mức lương tối thiểu thì thu nhập của lao động KNĐĐ sẽ tương đương thu nhập của lao động người Nhật cùng công việc. TTS không được thay đổi công ty làm việc trong suốt thời gian thực tập nhưng lao động KNĐĐ thì có thể thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng.

"Đây là hướng mở tự chủ cho NLĐ khi được chọn lựa nơi làm việc nếu thấy mình đủ điều kiện và có lý do cụ thể để được chấp nhận chuyển. Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh và NLĐ cũng tự ý thức được khả năng chuyên môn để giá trị sức lao động của mình được ghi nhận công bằng" - ông Sơn nhận xét.

Cơ hội nâng chất nguồn nhân lực

Theo ông Lê Long Sơn, TTS trước đây chỉ có 3 năm làm việc tại Nhật rồi phải quay về nước. Thực tế cho thấy lực lượng lao động có chất lượng này chưa được sử dụng hoặc chưa có nhiều môi trường để tiếp tục rèn luyện. Nay với chương trình KNĐĐ, TTS có thể trở lại Nhật Bản để có thêm 5-10 năm phát triển sự nghiệp.

"Họ sẽ tiếp tục được rèn giũa trong môi trường chuyên nghiệp để trở thành những chuyên gia trong tương lai. Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao mà Việt Nam đang cần cho sự phát triển sắp tới" - ông Sơn bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo