xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rộng cửa đi làm việc ở nước ngoài

Bài và ảnh: GIANG NAM

Xuất khẩu lao động đang là hướng giải quyết việc làm hiệu quả, giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, là cơ hội xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân

Thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho thấy trong giai đoạn 2006-2016, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bình quân mỗi năm đạt 87.500 người (tăng khoảng 4,2% mỗi năm). Tuy nhiên những năm gần đây, số lao động ra nước ngoài làm việc tăng rất nhanh, đạt hơn 100.000 người/năm, trong đó năm 2016 đạt 126.000 người, tăng 8,9% so với năm 2015.

Nhiều thị trường tiềm năng

Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong năm 2017 cả nước đưa được 134.750 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28% so với kế hoạch năm và bằng 106% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, với tốc độ tăng trưởng như trên, năm 2018 hứa hẹn sẽ có thêm một năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Trong khi những thị trường truyền thống đang được đẩy mạnh thì một số thị trường mới như Thái Lan, Ả Rập Saudi… cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho lao động Việt Nam. Mới đây, một bản ghi nhớ về hợp tác lao động và thỏa thuận về phái cử, tiếp nhận lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Thái Lan cũng đã được ký kết. Theo đó, lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan không phải trả tiền môi giới, khoản tiền này sẽ do chủ sử dụng lao động Thái Lan trả cho công ty môi giới Thái Lan. Bên cạnh việc phái cử lao động phổ thông thì cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ cao của Việt Nam ngày càng rộng mở. Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản, Đức đang được triển khai khá thuận lợi và được phía đối tác đánh giá rất tích cực.

Rộng cửa đi làm việc ở nước ngoài - Ảnh 1.

Nhà tuyển dụng Nhật Bản phỏng vấn với ứng viên sau khi hoàn thành khóa học tại Công ty Esuhai

Đối với những thị trường truyền thống như Malaysia, những năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia sụt giảm. Nguyên nhân được xác định là do thu nhập của người lao động (NLĐ) tại thị trường này không hấp dẫn, nhiều công ty trong nước không thực hiện đầy đủ hợp đồng khi đưa lao động sang Malaysia làm việc. Cuối năm 2017 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức hội thảo về các biện pháp duy trì và tăng cường đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Qua hội thảo này, Bộ LĐ-TB-XH quyết tâm xây dựng khung pháp lý chặt chẽ và phối hợp với chính phủ nước bạn để lao động Việt Nam được làm việc trong môi trường tốt hơn, thu nhập cao hơn và sẽ mạnh tay xử lý những công ty làm ăn gian dối.

Đài Loan được xem là thị trường dễ tính nhất với lao động Việt Nam. Năm 2017, gần 67.000 lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc, đưa thị trường này tiếp tục là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Theo các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ, các đơn hàng tuyển dụng từ Đài Loan đến tấp nập ngay từ những ngày đầu năm. Dù có mức thu nhập không cao nhưng đây là thị trường phù hợp nhất với những lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Hấp dẫn thị trường Nhật Bản

Với thị trường quan trọng Nhật Bản, nhiều chuyên gia về XKLĐ đánh giá đây sẽ là thị trường sôi động nhất năm 2018. Năm 2020, Nhật Bản là nước chủ nhà Thế vận hội mùa hè. Hiện nay, Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện các công trình phục vụ cho sự kiện lớn này. Do đó Nhật Bản hiện đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng và đó là cơ hội cho lao động Việt Nam. Con số gần 55.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong năm 2017 là một minh chứng cho điều này.

Ông Nguyễn Đức Quốc, đại diện Công ty Tocontap Saigon JSC, cho rằng Nhật Bản sẽ là thị trường hấp dẫn nhất bởi vì năm 2018, chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện một số chính sách mới rất có lợi cho NLĐ. Cụ thể, Nhật Bản sẽ cho phép lao động nước ngoài được làm việc trong thời gian 5 năm, cho phép một số ngành nghề NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng lần 1 được quay lại làm việc lần thứ 2. Từ đầu năm 2018, 47 tỉnh, thành của Nhật Bản đã áp dụng tăng lương tối thiểu thêm 30 yen/giờ đối với tất cả lao động, kể cả những lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. Đặc biệt hơn, kể từ năm nay, Nhật Bản sẽ mở rộng nhiều vị trí làm việc cho những lao động trí thức, tuyển dụng theo các chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên với nhiều ưu đãi khá cao. "Nhật Bản được nhiều lao động Việt Nam chọn vì nhiều lý do, trong đó phải nói đến chi phí đi Nhật hợp lý, môi trường làm việc an toàn và chuyên nghiệp, thu nhập cao. Hơn nữa, Nhật là nền kinh tế thứ 3 thế giới, có nền khoa học kỹ thuật rất phát triển nên lao động Việt Nam sẽ học được rất nhiều điều bổ ích cho sự nghiệp của mình sau này"- ông Quốc cho biết thêm.

Cũng theo ông Quốc, các DN Nhật đầu tư vào Việt Nam rất nhiều nên lao động đi Nhật sau khi kết thúc hợp đồng quay về Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc cho công ty Nhật ngay tại Việt Nam. Nhiều người đã tự lập DN, tự kinh doanh và khá thành công sau khi từ Nhật trở về cũng phần nào nói lên giá trị của việc đi XKLĐ sang Nhật. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo