xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống dưới mức tối thiểu: Khổ như công nhân!

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Có nữ công nhân mang thai sắp sinh nhưng bữa cơm chỉ dám mua 7.000 đồng thức ăn! Nhiều công nhân thường xuyên phải ăn cháo, ở trong những khu nhà trọ tồi tàn...

“Mấy miếng sườn non chay này em mua ngoài chợ với giá 7.000 đồng. Em chiên lên rồi ăn với nước tương và cơm nguội là xong buổi chiều”. Nữ công nhân (CN) Nguyễn Thị Giàu (22 tuổi, quê An Giang) vừa nói vừa xoa xoa cái bụng bầu. Do sắp đến ngày sinh, chị được Công ty Sản xuất giày Chí Hùng (vốn Đài Loan; đóng tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho nghỉ. Khi tôi hỏi: “Bầu bì sao ăn uống kham khổ thế?”, chị buồn bã: “Lương của em mỗi tháng được 3,4 triệu đồng, lương của chồng gần 4 triệu đồng. Sắp sinh rồi mà tụi em chưa có đồng nào dành dụm”!

Mua trước, trả sau

Chị Giàu và khoảng 100 CN khác chọn một khu nhà trọ cũ kỹ, tồi tàn nằm gần chợ Chí Hùng để thuê với giá 500.000 đồng/phòng. Mỗi phòng trọ chỉ rộng khoảng 15 m2. Để đủ chỗ ăn ngủ, có gia đình CN phải đặt thêm giường ngoài sân rồi che chắn xung quanh chống mưa gió.

Con công nhân phải sống cùng cha mẹ trong những căn nhà trọ tồi tàn
Con công nhân phải sống cùng cha mẹ trong những căn nhà trọ tồi tàn

Theo chân CN vào chợ Chí Hùng, tôi đã tận mắt chứng kiến họ chi tiêu như thế nào cho bữa ăn của mình. Họ mua rất nhanh, khoảng 2-5 phút là xong, vì không có đủ tiền để chọn nhiều thức ăn. Chị Nguyễn Thị Hận, CN Công ty Chí Hùng, đưa cho tôi xem những thứ vừa mua - gồm: một bịch bún, bó rau muống và mấy quả cà chua - rồi cho biết: “Tất cả hết 26.000 đồng. Vợ chồng em chia ra làm 2 bữa để ăn”.

Dù sắp sinh nở, bữa ăn chiều của nữ công nhân Nguyễn Thị Giàu chỉ có cơm nguội, nước tương và một ít đồ chay mua với giá 7.000 đồng!
Dù sắp sinh nở, bữa ăn chiều của nữ công nhân Nguyễn Thị Giàu chỉ có cơm nguội, nước tương và một ít đồ chay mua với giá 7.000 đồng!

Hận kể chị cũng như nhiều CN khác thường phải sống trong cảnh thiếu thốn, vay mượn, mua trước, trả sau. Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, thậm chí những cụ già ở quê ra bán rau, cũng trở thành “chủ nợ” của CN. “Ăn thế này còn đỡ. Đợt trước ngại đi vay mượn, vợ chồng em mua 10.000 đồng cá lòng tong về kho mặn, ăn cầm cự với cơm đến 2-3 ngày ” - chị ngượng ngùng.

Làm CN đã 3 năm, tiền lương của chị Hận mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng. “Lương có bấy nhiêu nhưng phải trả tiền nhà trọ, điện, nước hết 1,5 triệu đồng; gửi về quê 1,5 triệu đồng cho 2 đứa con nhỏ. Chồng em đi làm thuê, hôm nào có người kêu thì được trả 200.000 đồng/ngày công nhưng bữa có, bữa không. Vậy đó, tiền đâu mà ăn uống cho đàng hoàng?” - giọng chị buồn hiu.

Tăng ca đến kiệt sức vẫn đòi tăng ca

Vừa qua, hàng trăm CN và đại diện Công đoàn các công ty đóng tại thị xã Thuận An đã gặp gỡ, đối thoại với người đứng đầu một số cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương. Tại buổi gặp gỡ, khi bàn về chuyện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều CN đã yêu cầu chính quyền địa phương kiểm soát giá phòng trọ, giá điện, giá cả ở chợ... vì các năm trước, khi lương tăng thì mọi thứ đều đồng loạt tăng theo khiến người lao động càng thêm khốn khó.

Đặc biệt, tại buổi gặp gỡ, nhiều ý kiến đề xuất cho CN tăng ca thoải mái để kiếm thêm thu nhập. “Lương thấp, CN muốn tăng ca nhiều hơn chứ quy định một tháng chỉ được tăng ca 30 giờ thì CN không đủ sống. Tăng ca thì suy kiệt sức khỏe nhưng còn được tiền, nếu không tăng ca thì CN đói” - chị Lê Thị Bích Hoa, CN Công ty NB Nam Phương, kiến nghị.

Một CN làm trong ngành giày da cũng cho biết nếu không tăng ca thì tiền lương mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng, không đủ sống. “Mấy đợt trước tăng ca, thức khuya, có bữa về tới phòng trọ là muốn xỉu nhưng phải tăng ca thì con mới có sữa uống” - chị bày tỏ.

Lương tối thiểu tăng 16,8% là hợp lý

Theo ông Nguyễn Thiện Phước, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, tăng lương tối thiểu là yêu cầu cấp bách vì hiện nay, lương tối thiểu mới đáp ứng gần 70% mức sống tối thiểu của CN. Khoảng 30% còn lại phải giải quyết theo lộ trình sao cho đến năm 2017 là xong. Vì vậy, đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 16,8% là hợp lý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo