xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Start-up vì môi trường

Bài và ảnh: GIANG NAM

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 16.000 người đã tải và sử dụng ứng dụng VECA, một sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực ve chai đang gây tiếng vang tại TP HCM

Trong xu thế hội nhập sâu rộng, khi mọi lĩnh vực, ngành nghề đều có thể tối ưu hóa bằng cách ứng dụng công nghệ cao thì công việc của người lao động trở nên dễ dàng hơn. Sau xe ôm công nghệ, taxi công nghệ... thì ve chai công nghệ xuất hiện giúp hoạt động thu mua của những lao động tự do diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Ứng dụng hữu ích

Thay vì đi hết hang cùng, ngõ hẻm để thu mua ve chai từ giữa tháng 4-2021, bà Đỗ Thị Thắm (45 tuổi, quê Phú Yên), đã chủ động được công việc của mình với việc ứng dụng VECA trên điện thoại thông minh. "Khi tặng tui chiếc điện thoại mới, con trai tôi bảo đây là một ứng dụng rất hay giúp cho công việc của mẹ đỡ vất vả hơn nên đã hướng dẫn tôi cách sử dụng. Vì chưa từng sử dụng điện thoại cảm ứng nên tôi gặp chút khó khăn lúc đầu, thế nhưng giờ thì quen rồi. Ứng dụng này giúp tôi tiết kiệm thời gian và đỡ phải trả giá kỳ kèo. Cứ đến đúng địa chỉ người bán, gõ cửa nhận hàng, trả tiền là xong, rất nhanh mà tiện lợi lắm. Thu nhập cũng tăng cao hơn trước đây mà được cái chủ động hơn" - bà Thắm nói.

VECA là một ứng dụng hoạt động trên điện thoại di động thông minh giúp kết nối người bán phế liệu với người thu gom. Người có nhu cầu bán phế liệu sẽ đăng lên ứng dụng để "gọi" người thu gom đến mua. Giá phế liệu sẽ được tổng hợp và điều chỉnh dựa theo giá thu mua của vựa và theo giá thị trường. Giá hiển thị trên ứng dụng do thị trường chi phối, không do công ty đặt ra. Ứng dụng này không thu phí cả người bán lẫn người mua. Chủ nhân của start-up này là Bùi Thế Bảo và Đỗ Thị Minh Trang, cùng sinh năm 1982 ở TP HCM. Cả hai không cùng ngành nghề nhưng lại có chung một mối quan tâm đặc biệt với môi trường.

Thế Bảo tốt nghiệp ngành môi trường tại Trường ĐH Bách khoa TP HCM. Từng làm giám đốc một nhà máy giấy và kinh qua một số vị trí quản lý trong ngành giấy và nhôm. Trong quá trình làm việc, anh nhận ra những thiếu sót trong khâu quản lý nguyên liệu thải dẫn đến sự lãng phí cho doanh nghiệp, hộ gia đình và gây áp lực cho hệ thống xử lý môi trường và xã hội. Anh tin rằng xử lý nguyên liệu thải giảm thiểu tác động môi trường, tái chế chúng thành nguyên liệu sản xuất sẽ là xu hướng tương lai. Trong khi đó, Minh Trang lại là một nhà thiết kế, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP HCM. Trang điều hành một công ty truyền thông của riêng mình và thường xuyên làm các dự án, sự kiện liên quan nhiều với in ấn, giấy các loại. "Tôi thấy vô nghĩa khi hằng ngày nhìn túi phân loại rác có thể tái chế của nhà mình bị trộn lẫn với rác sinh hoạt trên xe thu gom" - Trang nói.

Start-up vì môi trường - Ảnh 1.

Anh Bùi Thế Bảo hướng dẫn người thu mua sử dụng app VECA

Công việc ý nghĩa

Gặp nhau trong cùng một ý tưởng về môi trường, cả hai 8X nhận định thị trường ve chai trước giờ vẫn bị bỏ ngỏ, mua bán phế liệu trong dân hiện chủ yếu dựa vào "đội quân" ve chai phủ sóng khắp nơi. Để mua ve chai, người mua phải đi bộ hoặc đạp xe hàng chục cây số một ngày, nhưng kết quả lại rất bấp bênh. Về phía người bán, khi có nhu cầu thường không thể chủ động mà phải đợi người mua đi qua kêu gọi. Trong nhiều trường hợp, họ có thể bị chèn ép giá dẫn đến tâm lý không muốn bán. "Chúng tôi tin rằng giải pháp công nghệ của VECA sẽ giúp người bán chủ động được thời gian và có được một biểu giá phế liệu cập nhật theo ngày rõ ràng, minh bạch. Người thu mua thì nhờ thuật toán của ứng dụng sẽ có khả năng thu mua được nhiều và tiết kiệm sức lực hơn. Ngoài ra, các vựa ve chai nhỏ trong nội thành có một giải pháp quản lý, góp phần ổn định đầu vào và cả đầu ra" - anh Bảo nói.

Minh Trang cho biết ý tưởng ban đầu để tạo ra ứng dụng VECA là một công cụ có thể giải quyết được việc phân loại rác đang rất yếu kém do hình thức thu gom hiện tại. Ở cấp độ sản xuất, ngành nhựa và ngành giấy rất cần nguyên liệu, trong khi việc tái chế tại Việt Nam lại chưa đáp ứng được. Vì thế, mục tiêu của VECA ra đời là để giúp giải quyết vấn đề rác thải của xã hội. Bắt đầu từ cuối năm 2019, cả hai mất gần một năm rưỡi từ lúc hình thành ý tưởng đến xây dựng ứng dụng. Qua nhiều lần hiệu chỉnh, chạy thử, đến tháng 4-2021, VECA mới chính thức ra mắt và lập tức nhận được sự quan tâm của người dùng. "Ban đầu rất khó khăn bởi phần lớn người thu mua ve chai đều không quen sử dụng điện thoại thông minh và tất nhiên cũng chưa quen xài các ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, các tình nguyện viên của chúng tôi đã tiếp cận, chia sẻ ý nghĩa cũng như mục tiêu của dự án và trên hết là sự tiện lợi, hiệu quả mà VECA mang lại cho họ. Cứ như thế, từ chủ vựa đến người thu mua và cả người bán đều ủng hộ và chúng tôi tin mình đã đi đúng hướng. Giờ chỉ còn cách làm sao tối ưu hóa app và huy động nguồn lực để phát triển bền vũng VECA" - chị Trang cho biết.

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 16.000 người đã tải và sử dụng ứng dụng VECA. Mục đích của VECA là mang lại lợi ích thuận tiện cho người bán, tăng được khối lượng thu mua dẫn đến tăng thu nhập cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. Xa hơn, VECA sẽ góp phần làm giảm áp lực cho việc xử lý rác và bảo vệ môi trường. 

Gia tăng được lượng ve chai thu mua từ người dùng thay vì vứt lẫn vào rác, đồng thời, cho chúng một vòng đời tái chế đúng chuẩn, theo chúng tôi, đã là một giấc mơ thành hiện thực” - chị Minh Trang chia sẻ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo