Theo đó, Công đoàn cấp trên chỉ đạo Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình doanh nghiệp (DN), đặc biệt là nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động (NLĐ). Khi xảy ra tranh chấp lao động, Công đoàn cấp trên cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở, NLĐ và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất. Về phía Công đoàn cơ sở cần chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật.
Một vụ ngừng việc tập thể tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12, TP HCM
LĐLĐ TP cũng yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với cơ quan BHXH các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát các DN trên địa bàn nợ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp để đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời xử lý. Đồng thời, phối hợp với các cấp chính quyền, phòng lao động - thương binh và xã hội các quận, huyện và TP Thủ Đức; Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao rà soát, lập danh sách các DN có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Theo thống kê của LĐLĐ TP HCM, trong năm 2021, thành phố xảy ra 7 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể với 3.696 NLĐ tham gia. Nguyên nhân do người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động như thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian quy định, không thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể về lương, thưởng.
Bình luận (0)