xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần sòng phẳng với người lao động

Bài và ảnh: Trực Ngôn

(NLĐO) - Tăng tuổi hưu là vấn đề lớn, liên quan đến hàng chục triệu lao động nên phải cân nhắc kỹ hơn về quy định này.

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, thay mặt Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã trình 2 phương án nâng tuổi nghỉ hưu cho người lao động (NLĐ). Theo đó, Phương án 1: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đánh giá về nội dung điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, tại các hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), các chuyên gia lao động cho rằng, hầu hết NLĐ  đã quá quen với độ tuổi nghỉ hưu nên gần như không chấp nhận sự thay đổi này. Để đạt được đồng tình, cơ quan quản lý phải nghiên cứu một cách thấu đáo vấn đề. Cơ quan soạn thảo cũng cần đánh giá tác động của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động cụ thể.


Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần sòng phẳng với người lao động - Ảnh 1.

Sức khỏe của phần lớn công nhân đều sa sút sau tuổi 40

Đồng tình với đánh giá này, bạn đọc có nick Tiếng dân, viết: Người làm công ăn lương chỉ muốn nhanh được về hưu. Do vậy, mong ban soạn thảo luật xem xét lấy ý kiến đại đa số người dân. Còn theo bạn đọc NgHai, việc giữ nguyên quy định tuổi nghỉ hưu hiện nay là hợp lý, bởi những người lam công việc chân tay tới tuổi đó làm không nổi; còn những người bàn giấy thì không còn đủ nhạy bén trong công tác tham mưu. Một bạn đọc không để tên đặt câu hỏi: "Ai muốn tăng tuổi lao động xin thưa, chỉ 1 số có chức, có ghế ngồi cao mới đồng ý tăng tuổi lao động. Còn đa số từ công nhân đến quan thường thường bậc trung ai cũng mỏi mệt, đều muốn hưu, nghỉ dưỡng tuổi già". Riêng bạn đọc Thanh Cuong, gay gắt hơn: "Ai ủng hộ nâng tuổi hưu thì hãy đi lao động thực tế trên công trường xây dựng, làm công nhân..vài tháng xem khi về già có làm việc được không rồi hãy ký quyết định nâng".

Dẫn chứng ngay trường hợp của mình, bạn đọc Cu Tí Lười, bày tỏ: "Nếu có trưng cầu ý dân về việc tăng tuổi hưu thì chuẩn biết mấy. Bản thân tôi nay 50 tuổi, đang thất nghiệp, không có thu nhập, trầy trật kiếm việc, chỗ nào cũng chê lớn tuổi...muốn về hưu thì phải chờ đến 5 năm nữa đây nè". Tương tự, bạn đọc Trần Dũng, chua chát "Tôi vừa nghỉ hưu tháng 7-2019, vừa đủ 60 tuổi. Tôi phải chịu đựng hơn 2 năm với những lời nói cay nghiệt khi không còn đủ sức để đáp ứng năng suất lao động, giống như cây tầm gửi trong dây chuyền sản xuất vậy, buồn lắm các ông ơi, đừng tăng tuổi nghỉ hưu".

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần sòng phẳng với người lao động - Ảnh 2.

Đại đa số công nhân không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Thực tế hơn, bạn đọc Hồng Hà, góp ý: "Đề nghi Ban soạn thảo luật hãy làm cuộc khảo sat trực tiếp và rộng rãi với các nhóm ngành lao động khác nhau. Hãy tính đến cả số năm đóng BHXH cho chúng tôi. Vì hiện nay qui định người nghi hưu chỉ được hưởng tối đa là 75% lương hưu. Trong khi đó người không may bị suy giảm sức khoẻ nghi hưu sớm thì mặc nhiên không căn cứ họ đã đóng BHXH bao nhiêu năm mà chỉ căn cứ vào tuổi, cứ thiếu mỗi tuổi lại trừ 2% lương hưu. Bạn đọc này nêu ví dụ: Một người đi làm từ năm 21 tuổi và tham gia đóng BHXH từ lúc đi làm nhưng không may bị suy giảm sức khỏe vào năm 52 tuổi thi lúc nghỉ hưu thiếu 3 tuổi - bị trừ 6% lương hưu chỉ còn 69%. Một người khác đi làm từ năm 25 tuổi, đến khi nghi hưu đủ tuổi là 55 thì lại không bị trừ phần trăm lương hưu. Như vậy, ở đây có sự bất hợp lý khi người đóng BHXH 31 năm lại hưởng lương hưu thấp hơn người đóng 30 năm. Người suy giảm sức khỏe bất đắc dĩ mới phải nghỉ hưu sớm. Đề nghi Ban soạn thảo luật hãy tính toán một cách công bằng cho NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo