Trong bản góp ý mới nhất về vấn đề tăng tuổi hưu trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng tuy tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng thực tế sức khỏe của người dân thì chưa tốt. Trung bình một người cao tuổi mắc 3 bệnh và phải chịu gánh nặng bệnh tật kép. Nữ giới sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm, trong khi tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng ý với việc xem xét để tăng tuổi nghỉ hưu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, tuy nhiên mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn.
Công nhân thoát nước làm việc trong môi trường đầy độc hại
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động (NLĐ), ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại, vì đa số công nhân (CN) là lao động chân tay. Đặc biệt, đối với lao động nữ trong các ngành cạo mủ cao su, dệt may, da giày, thủy sản, hầm lò..., rất nhiều người không thể nào làm đến 60 tuổi để có được sổ hưu".
Rất nhiều bạn đọc đồng thuận với quan điểm này của nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Một bạn đọc giấu tên, bày tỏ: "Cảm ơn ông Tùng đã nói lên những điều đúng với số đông NLĐ Việt Nam hiện nay. Tôi hơn 40 mà đã muốn nghỉ hưu rồi, lớn tuổi thường chậm chạp và sức ỳ...Hãy giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay. Đồng quan điểm, bạn Trần Phong Em, thống nhất ý kiến giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiên nay nữ 55, nam 60. "Cũng nên giảm tuổi nghỉ hưu cho lao động trẻ có việc làm. Những lao động bình thường không làm lãnh đạo thì tuổi càng cao thì hiệu quả công việc của họ tôi nghĩ là không cao bằng lúc họ còn trẻ. Có thể đề ra một biện độ trong độ tuổi nghỉ hưu. Ví dụ nữ từ 50 tuổi thì được phép tự nguyện đăng kí nghỉ hưu, còn ai tự thấy sức khỏe còn tốt thì tự nguyện đăng kí tiếp tục lao động. Tương tự cho nam từ 55 tuổi thì được phép tự nguyện đăng kí nghỉ hưu, còn ai tự thấy sức khỏe còn tốt thì tự nguyện đăng kí tiếp tục lao động" - bạn đọc này góp ý.
Rất công nhân thoát nước mắc phải bệnh da liễu vì thường xuyến tiếp xúc, ngâm mình trực tiếp với nước cống
Bạn đọc Phương Linh cũng chia sẻ: "Đó là mong muốn của 98% NLĐ. Chẳng phai công nhân mà viên chức như giáo viên, y tá,... nam đến 60, nữ 55 đã là quá áp lực! Bạn đọc Nguyễn Tuấn Anh, bộc bạch: Tôi mới 47 tuổi làm việc trong nghành cao su, sau ca làm việc mệt mỏi rã rời hết cả thân thể thì làm việc đến 60 sao nổi, sợ chết trước khi có sổ hưu. Có người mới 50 tuổi nghỉ hưu lãnh lương hưu được 2 , 3 năm là đã ốm chết rồi , giờ tăng nữa không biết sao đây?".
Bạn đọc Lê Phong, phân tích: "Hưởng 45% lương hưu khi đủ điều kiện, cứ mỗi năm đóng dư được thêm 2%. Như thế, đóng dư 15 năm là hưởng tối đa 75%. Kéo dài thêm tuổi nghỉ hưu thì NLĐ phải đóng thêm khoản nữa mà không được hưởng gì thêm. Quá vô lý! Bạn đọc Hoangthienann, bày tỏ: "Đáng lẽ những người soạn luật, sửa đổi luật nên đến tận nơi những hầm lò, những công trường xí nghiệp và cùng NLĐ trực tiếp tham gia lao động sản xuất với họ để thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của NLĐ trước khi ban hành sửa đổi luật".
Bữa ăn trưa vội vã của công nhân thoát nước
Cùng góc nhìn, bạn đọc Tèo Anh, góp ý: "Hãy để các ông, bà soạn luật đi thực tập tại môi trường lao động là công nhân vệ sinh, nhà máy hóa chất, nhà máy xi măng, nhà máy gạch ngói là những môi trường độc hại, điều kiện lao động năng nề để các ông bà đó có thực tế. Còn không thì việc soạn luật để tăng tuổi nghỉ hưu chỉ có lợi cho những người sáng cắp ô đi, tối cắp ô về mà thôi.
Bình luận (0)