xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo điều kiện cho công nhân nâng cao tay nghề

Bài và ảnh: Hồng Đào

Không chỉ cấp quản lý, nhiều công nhân đã tích cực học thêm để nâng cao tay nghề, có cơ hội thăng tiến trong công việc

Tan ca, anh Võ Bé Ngoan, công nhân (CN) Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (KCN Tân Bình, TP HCM), vội vã dùng bữa chiều để kịp vào lớp học. Không chỉ có Ngoan, 31 CN khác cũng tranh thủ theo học lớp bồi dưỡng kỹ thuật cắt may được tổ chức tại doanh nghiệp (DN) vào các tối thứ ba, năm, bảy.

Hỗ trợ mọi mặt cho công nhân

Lớp học do Công đoàn (CĐ) Dệt may TP và Trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức, được khai giảng từ tháng 5-2018.

Tạo điều kiện cho công nhân nâng cao tay nghề - Ảnh 1.

Công nhân tham gia lớp kỹ thuật cắt may tại Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Ông Nguyễn Thái Dương, Chủ tịch CĐ Dệt may TP, cho biết: "Nói thì đơn giản nhưng các bên phải mất 6 tháng khảo sát, thuyết phục DN, vận động CN đi học mới mở được lớp học này. Ở ngành may, việc vận động CN đi học sau giờ làm rất khó khăn. Nhiều CN rất muốn đi học nhưng vì hoàn cảnh gia đình, con nhỏ, thu nhập thấp, phải tăng ca thường xuyên… nên việc học thường bị xếp lại. CĐ đã cố gắng để nâng cao tay nghề cho CN cũng như tạo cho họ cơ hội có được bằng cấp, cơ hội thăng tiến, nâng cao thu nhập".

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc nhân sự Công ty Thành Công, cho biết để tạo điều kiện mọi mặt cho CN được đến lớp, ban giám đốc đã thông báo đến các xưởng phải ưu tiên về thời gian cho các CN này, họ không phải tăng ca. Bên cạnh đó, trước mỗi buổi học, công ty còn hỗ trợ một phần ăn miễn phí, nước uống cho CN. Đến giai đoạn thực hành cắt may, công ty sẽ bố trí máy móc để CN thực hành tại lớp. "Nếu học tốt, có năng lực, những CN này sẽ có cơ hội thay đổi vị trí công việc, lên vị trí quản lý như tổ trưởng, chuyền trưởng, quản đốc…" - ông Tuấn cho hay.

Để thu hút CN, chương trình sẽ dạy đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giữa các môn học đại cương và các môn chuyên ngành (vật liệu may, thiết kế, đo, cắt…). Là một học viên nghiêm túc của lớp, anh Ngoan cho biết anh có mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang nhưng hoàn cảnh khó khăn nên học xong phổ thông phải đi làm. Vào công ty làm việc gần 2 năm, anh đã nhiều lần có ý định đi học thêm nhưng những ngày tăng ca liên miên, những lần e ngại kẹt xe vào giờ tan tầm đã làm anh bỏ dở. "Lần này, tôi nhất định học thật tốt để có bằng trung cấp cắt may. Sau khi nắm được các kỹ thuật cơ bản, tôi sẽ tiếp tục tham gia lớp học nâng cao, lớp thiết kế thời trang…" - anh Ngoan bộc bạch.

Tiếp cận kỹ năng quản lý tiên tiến

Mới đây, Ban Quản lý các KCX-KCN TP phối hợp cùng Tổ chức Kết nối hợp tác kỹ thuật châu Á và Công ty TNHH Minh Trân khai giảng khóa học "Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản xuất công nghiệp" với 73 học viên là các quản lý, kỹ thuật viên, giám đốc của các DN.

Học viên được trang bị các kiến thức về kỹ thuật ứng dụng, kỹ năng xử lý tình huống từ phương pháp 5S, tư duy KAIZEN trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình sản xuất được truyền đạt bởi những kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia Nhật Bản. Chương trình cũng tổ chức các chuyến tham quan thực tế hoạt động của các DN đã áp dụng phương thức 5S và tư duy KAIZEN trong quá trình phát triển sản xuất tại đơn vị. Ngoài ra, các chuyên gia Nhật Bản còn tổ chức các buổi tư vấn chuyên sâu cho các quản lý, kỹ thuật viên tại các DN gặp những khó khăn trong việc cải tiến quy trình hoạt động, phương thức quản lý nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư.

Là một học viên tham gia lớp học và đi tham quan thực tế tại Nhật Bản, anh Lê Văn Lợi, Công ty TNHH Minh Việt Sơn (quận Gò Vấp, TP HCM), nhận xét: "Chương trình vô cùng lý thú và bổ ích. Chúng tôi được nghe những kinh nghiệm thực tế nhất, thiết thực nhất mà chúng tôi đang cần. Không chỉ học lý thuyết, tất cả học viên còn được đến các DN tại Nhật Bản và Việt Nam tham quan rồi tự đối chiếu, so sánh, rút ra kinh nghiệm để áp dụng tại chính DN của mình". 

Ông NGUYỄN VĂN LÂM, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM:

Nâng chất nguồn nhân lực

Định hướng giáo dục nghề nghiệp của TP từ năm 2015-2020 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh việc khuyến khích DN tự đào tạo, TP HCM sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo miễn phí cho CN ở tất cả các loại hình DN với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 8 nhóm ngành dịch vụ mà TP HCM đang muốn đẩy mạnh như cơ khí, công nghệ thông tin, hóa dược, điện tử, chế biến thực phẩm.

TP kỳ vọng sẽ bồi dưỡng và cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề cho CN nhằm thích ứng với sự phát triển của công nghệ, gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TP. Để thành công, chương trình cần sự hợp tác giữa các bên gồm chính quyền, DN và người lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo