Tâm lý nhà tuyển dụng luôn ưu tiên ƯV đang có việc làm hơn ƯV thất nghiệp vô hình trung khiến nhiều người mất tự tin và lo lắng. Nỗi lo chung của những người thất nghiệp đó là lo sợ rằng nghỉ việc quá lâu sẽ bị thị trường đào thải và khó được nhận việc hơn. Vậy thực tế, liệu nhà tuyển dụng có thật sự kém ưu ái với những ƯV thất nghiệp hơn so với những nhân viên đang có công việc ứng tuyển cùng vị trí?
ƯV đang có việc làm là ƯV chưa nộp đơn xin nghỉ việc hoặc đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng vẫn đang trong quá trình bàn giao cho người thay thế. Còn ƯV thất nghiệp được hiểu là ƯV đã chấm dứt hoàn toàn công việc, trách nhiệm ở công ty cũ và đã nghỉ việc được một khoảng thời gian nhất định. Với ƯV đang có việc làm, họ sẽ không thể tiếp nhận ngay công việc mới nếu trúng tuyển. Bởi những công việc tại công ty cần họ thực hiện bàn giao và hoàn tất các hồ sơ theo quy định của từng doanh nghiệp. Theo quy định của hầu hết các công ty hiện nay, thời gian kết thúc công việc cần ít nhất 30 ngày kể từ khi nộp đơn xin nghỉ việc. Điều này tạo nên thế chủ động cho ƯV trong nhu cầu thay đổi công việc. Trong trường hợp chưa tìm được công việc phù hợp để ứng tuyển, ƯV vẫn được xem là người có việc làm. Tuy nhiên, ƯV đang có việc làm cũng sẽ có nhiều hạn chế hơn so với ƯV thất nghiệp trong việc chủ động sắp xếp thời gian tìm việc, phỏng vấn và cơ hội tiếp nhận công việc nhanh chóng ngay khi được báo đậu tuyển. Tất nhiên, khi nhìn thấy hồ sơ của ƯV có khoảng thời gian trống về lộ trình nghề nghiệp thì nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi, thậm chí là tìm hiểu khá sâu về lý do nếu thời gian này kéo dài. Có điều này là vì nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ vấn đề ƯV đã gặp phải và liệu ƯV đã vượt qua được các vấn đề này để trở lại công việc mới.
Tự tin thể hiện năng lực trước nhà tuyển dụng sẽ giúp ứng viên thất nghiệp thêm cơ hội
Không phải ƯV thất nghiệp càng lâu thì càng khó được tuyển, mà điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất là cách ƯV thể hiện được lý do thời gian bản thân chờ đợi công việc mới là phù hợp, chứ không phải bắt nguồn từ năng lực yếu kém. ƯV hoàn toàn có thể biến lý do thất nghiệp trở nên tích cực trong mắt nhà tuyển dụng để gia tăng cơ hội đậu tuyển thành công. Hãy luôn thể hiện rằng bạn đang chọn lọc và mong muốn có được một công việc phù hợp để cống hiến năng lực trong khoảng thời gian lâu dài, chứ không phải vội vàng tìm một công việc bất kỳ nào đó để tránh thất nghiệp. Điều này thể hiện bạn là một người nghiêm túc, có mục đích và định hướng rõ ràng. Đồng thời, ƯV phải cho nhà tuyển dụng thấy được rằng mình đã sử dụng khoảng thời gian đó hữu ích như thế nào cho bản thân và những người xung quanh. Đây sẽ là chiêu thức ghi điểm thành công trong mắt nhà tuyển dụng
Thực tế cho thấy nhà tuyển dụng nhìn chung sẽ không ưu tiên ƯV đang thất nghiệp hay đang có việc làm khi phỏng vấn tuyển chọn. Bởi đây không phải yếu tố quyết định ƯV phù hợp với doanh nghiệp của họ hay không. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang cần ƯV gấp để bổ sung vào bộ máy và họ cần ưu tiên ƯV có khả năng nhận việc sớm thì ƯV thất nghiệp lại có lợi thế rất lớn. Bởi ƯV đang có việc làm bị giới hạn thời gian bàn giao công việc ở doanh nghiệp cũ còn ƯV thất nghiệp lại đang trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận công việc mới. Điều mà các chuyên gia tuyển dụng khuyên bạn rằng nếu bạn là một ƯV thất nghiệp đã lâu, bạn càng phải thể hiện sự tích cực của bản thân trước nhà tuyển dụng. Vì một nhà tuyển dụng giỏi hoàn toàn có thể nhận ra ngay điều này thông qua hồ sơ của ƯV hoặc qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp. Đừng vì áp lực tâm lý khiến bạn rụt rè, e dè và bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp về năng lực hay kinh nghiệm. Cơ hội việc làm điều phụ thuộc lớn vào cách thể hiện của ƯV trong mắt nhà tuyển dụng.
Bình luận (0)