Theo đó, người có thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong các trường hợp sau:
- Tại cơ sở KCB không có hợp đồng KCB BHYT;
- KCB không đúng quy định tại Điều 28 Luật BHYT 2008.

- Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.
- Dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ.
- Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp KCB trái tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả này.
Bình luận (0)