Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa công bố bản tin thị trường lao động Việt Nam quý 2 năm 2018. Đáng chú ý, trong quý II/2018, trong khi các doanh nghiệp (DN) khó tuyển dụng nhân sự cấp cao thì tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên lại tăng lên 7,10% với 511.200 người. Số người thất nghiệp trình độ "đại học trở lên" giảm xuống còn 126.900 người, giảm 15.400 người so với quý 1/2018, chiếm 2,47%. Trong quý II năm 2018 có 54,02 triệu người có việc làm, tăng 29.900 người so với quý I/2018. Xét theo ngành kinh tế, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm còn 38,21%.
Các ngành có số người làm việc tăng nhiều nhất là "Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác" tăng 122.000 người; "xây dựng" tăng 116.000 người; "giáo dục đào tạo" tăng 63.000 người. Trong quý này, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,62 triệu đồng, giảm 166 nghìn đồng so với quý trước.
Tỉ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp giảm nhẹ so với quý I/2018. Cụ thể, cả nước đã có 1.061.500 người không có việc, giảm 5.600 người so với quý I/2017. Số người thất nghiệp trình độ "đại học trở lên" giảm xuống còn 126.900 người, giảm 15.400 người so với quý 1/2018, chiếm 2,47%. Nhóm trình độ "cao đẳng" có 70.800 người thất nghiệp, giảm 18.000 người, chiếm 3,82%. Tuy nhiên, nhóm trình độ "sơ cấp nghề" thất nghiệp lại tăng 3.500 người với số lượng là 23.600 người và chiếm tỷ lệ 1,31%. Đáng lưu ý, trong quý này có 511.200 thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ 400 người so với quý I/2018.
Về thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,62 triệu đồng trong quý II/2018, giảm 166.000 đồng so với quý I/2018 và tăng 223.000 đồng so với cùng kỳ năm 2017. Khảo sát cũng cho thấy, lao động có trình độ đại học đạt mức thu nhập cao nhất, khoảng 7,87 triệu đồng; trình độ sơ cấp khoảng 6,51 triệu đồng.
Bình luận (0)