xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền lương phải đúng ý nghĩa tiền lương, phần cứng phải cao hơn phần mềm

Theo PV (baohiemxahoi.gov.vn)

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này được kỳ vọng sẽ có những giải pháp, đột phá để thực hiện được lộ trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân

Người nghỉ hưu thường đồng hành với bệnh tật, không có thu nhập khác, sức lao động cạn dần, mức sống bị giảm do đồng tiền bị trượt giá; cuộc sống rất khó khăn. Trong khi đó, năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không được tăng lương. Bên cạnh đó, số người không tham gia bảo hiểm xã hội khi về già sẽ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng cho an sinh xã hội. Do đó, điều cần hướng tới là làm sao để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có thể duy trì thời gian đóng BHXH để về già có sổ hưu và không hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Để làm được điều đó, một mặt phải tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của lương hưu, không chỉ ở khoản lương hằng tháng mà còn là bảo hiểm y tế khi họ về già. Vì thế, quy định để người lao động có thêm cơ hội có lương hưu bằng cách giảm thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu, thay vì phải đóng tối thiểu 20 năm thì có thể giảm xuống 15 năm, 10 năm như nhiều nước đang làm là điều hợp lý và khuyến khích người lao động tham gia. Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người nghỉ hưu, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Đánh giá về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), ông Phạm Minh Huân- nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, các đề xuất chủ yếu tập trung vào "những điều chưa làm được", chứ không phải giải quyết "vấn đề đang tồn tại". Đáng chú ý, một số chính sách mới được đề ra lần này đứng trước nhiều thách thức trong thực hiện. Đơn cử như việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu là xu thế của nhiều quốc gia, song Chính phủ thường có chính sách đi kèm như tạo thu nhập cao, việc làm bền vững, hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện..

Bên cạnh đó, mức hưởng bao nhiêu cũng phải tính toán, bởi Luật hiện hành quy định đóng tối thiểu 20 năm, hưởng thấp nhất 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; nếu rút ngắn còn 10-15 năm, mức hưởng có thể chỉ còn trong khoảng 20%-25%, dẫn đến lương hưu chỉ trên dưới 1 triệu đồng thì cũng khó đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Hay việc "siết chặt" điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Năm 2015, khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Ban soạn thảo từng đề xuất hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần tại Điều 60, nhưng chưa thực hiện được vì công nhân tại một số địa phương phản ứng, Chính phủ sau đó phải kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định này theo hướng để người lao động tự chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu để đóng tiếp nếu có điều kiện. "Sửa Luật để mở rộng diện bao phủ, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, tăng số người được hưởng lương hưu là điều cần thiết. Song sẽ là thách thức lớn, khi chính sách bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam quá nhanh"- ông Huân nhấn mạnh.

Tiền lương phải đúng ý nghĩa tiền lương, phần cứng phải cao hơn phần mềm - Ảnh 1.

Cũng theo ông Huân, khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, nên khởi động lại quy định hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, trong phần đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (người lao động 8%, chủ  sử dụng lao động 18%) thì người lao động có thể rút 8% đã đóng; phần còn lại do doanh nghiệp đóng sẽ giữ lại trong quỹ Bảo hiểm xã hội để sau này chi trả khi họ đến tuổi hưu. Điều kiện cụ thể ra sao và tuyên truyền thế nào để người lao động đồng thuận, tránh lặp lại "vết xe đổ" của Điều 60 như 6 năm trước hay như bài học Chính sách 176 "về một cục" cũng còn đó. người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần mua ô tô để đầu tư cho cuộc sống chẳng hạn, là việc lúc trẻ, còn về già thì sao? Chính sách cần nhìn đến đoạn họ không còn làm việc được nữa, ốm đau, bệnh tật, không có lương hưu, Nhà nước sẽ phải chi trả bằng trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp xã hội hiện hành vài trăm nghìn đồng trông "có vẻ ít", nhưng hàng triệu người dồn lại là gánh nặng lớn mà Nhà nước phải lo; chưa kể trên 60% người già Việt Nam hiện không có lương hưu.

"Như ý kiến than thở nhiều người già không có lương hưu, nhưng không tham gia lấy đâu ra lương hưu. Nhà nước chỉ hỗ trợ, người lao động phải cùng lo việc này" - ông Huân cho hay.

Cũng theo ông Lợi, người dân lo ngại việc Dự thảo "làm khó" việc nhận bảo hiểm xã hội một lần là không đáng vì chính sách bảo hiểm xã hội một lần không mất được. Ví như, người ốm đau bệnh tật, di chuyển ra nước ngoài... không tham gia được nữa thì bắt buộc phải được giải quyết. Nhóm đối tượng nhận bảo hiểm xã hội một lần là nhóm đặc thù, cần thiết.

Cân bằng mức đóng – hưởng

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam trên 2.700 USD chưa phải mức cao. Song "chiếc bánh" thu nhập vẫn cần phải chia phần cho chi tiêu hiện tại và để dành khi về già. Muốn người lao động đảm bảo được cuộc sống thì phải nâng thu nhập trung bình lên bằng mở rộng sản xuất, tạo việc làm bền vững; đồng thời cần minh bạch đóng- hưởng bảo hiểm xã hội. "Trong khu vực chính thức vẫn phải duy trì tăng mức đóng trên cơ sở tăng mặt bằng tiền lương, nghĩa là cải cách bảo hiểm xã hội phải đi đôi với cải cách tiền lương. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được 30% thì khó gọi là an sinh xã hội. Về lâu dài, cần kéo lao động khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, tiến tới đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nhà nước hỗ trợ một phần cho những người có mức đóng thấp"- ông Huân chia sẻ.

Về mức đóng bảo hiểm xã hội, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng cơ quan quản lý nhà nước phải làm sao để mức đóng đạt mức 70% tổng thu nhập tiền lương, theo quy định của pháp luật về lao động và nghị quyết của Trung ương.

"Tiền lương phải đúng ý nghĩa tiền lương, phần cứng phải cao hơn phần mềm, chứ không như hiện nay phần mềm đang lớn hơn phần cứng, không phản ánh đúng bản chất của tiền lương. Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động phải bằng 70%, 30% là các khoản phụ cấp. Khi đóng bảo hiểm xã hội phải đóng 70% mức thực chất tiền lương thực nhận để mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội cao lên, mức nhận cũng cao lên" - ông Lợi nói.

Về ý nghĩa của việc nhận nhiều - đóng nhiều, ông Lợi cho rằng quan trọng nhất còn là để giảm mất cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn. Việc này cũng bổ trợ để giảm dần thời gian đóng từ 20 năm xuống 15 năm và có thể xuống 10 năm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huân nhấn mạnh: "Lương hưu cũng hiểu là cân bằng mức đóng - hưởng. Việc có thể nhận lương hưu sau 10 năm đóng bảo hiểm xã hội là có thể nhưng mức lương nhận được sẽ rất thấp. Người đóng thấp vẫn nên cho hưởng lương hưu, dù thấp, thay vì hưởng bảo hiểm xã hội  một lần vì trả 1 cục họ sẽ tiêu hết, sau này cuộc sống bấp bênh".

Tiền lương phải đúng ý nghĩa tiền lương, phần cứng phải cao hơn phần mềm - Ảnh 2.

Về việc giảm thời gian có thể hưởng bảo hiểm xã hội trong Dự thảo, ông Lợi nêu quan điểm nếu giảm thời gian phải dựa trên mức đóng cao hơn để cân bằng quỹ. Gốc rễ quy định thời gian đóng là muốn nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và không vội vã lấy bảo hiểm xã hội1 lần ra để ăn ngay.

Khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cũng cho rằng, đề xuất nêu trên đưa ra là nhân văn, bởi thực tế, nhiều người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội muộn, khi đến tuổi về hưu mà số năm đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ thì nên được giải quyết để về hưu vì có thể họ đã không còn đủ sức khỏe để lao động. Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội về hưu còn tạo ra động lực, khuyến khích lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn. "Tuy nhiên, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn, thì mức lương hưu cũng sẽ rất thấp. Do đó, ban soạn thảo luật cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ số năm đóng và số năm hưởng để đưa ra công thức tính lương hưu cho phù hợp".

Hiện tại, dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia và tầng lớp nhân dân, Bộ LĐ-TB&XH tổng hợp ý kiến để trình Chính phủ dự kiến vào tháng 7 tới. Dự thảo sửa đổi luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo