Trong đó, có 6.175 người được giải quyết theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của HĐND TP ở mức 1 triệu đồng/người/tháng và 50 NLĐ của 5/3.127 DN được giải quyết theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ ở mức 1,8 triệu đồng/người/tháng (đạt 0,09%). Đối với NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, TP đã giải quyết cho 232/7.040 người (đạt 3,3%) với số tiền 232 triệu đồng. TP cũng đã chi hơn 6,4 tỉ đồng hỗ trợ cho 6.415/14.165 giáo viên, nhân viên thuộc 1.534 cơ sở mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ nghỉ việc không hưởng lương; giải quyết cho 22.078/283.968 NLĐ không có HĐLĐ (lao động tự do) bị mất việc làm được nhận mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, có 53 DN có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ, song qua thẩm định, các DN này không đủ điều kiện vay theo quy định.
Người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nhận quà hỗ trợ từ LĐLĐ quận Tân Phú, TP HCM
Lý giải lý do tỉ lệ NLĐ nhận hỗ trợ còn thấp, ông Tấn cho rằng do người sử dụng lao động chậm đối chiếu với cơ quan BHXH về danh sách NLĐ bị ngừng việc, hoãn việc; thậm chí không tham gia đóng BHXH cho NLĐ... dẫn đến NLĐ chưa đủ điều kiện được hỗ trợ; lao động tự do đa phần là lao động chân tay, trình độ không cao, lại đến từ các địa phương khác nên gặp trở ngại trong việc thực hiện thủ tục hỗ trợ. Mặt khác, do điều kiện vay khó nên việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của người sử dụng lao động còn hạn chế. Ngoài ra, điều kiện hỗ trợ là mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thấp hơn nhiều so với doanh thu hoạt động thực tế của các hộ kinh doanh trên địa bàn TP nên ít hộ có đủ điều kiện tiếp cận được chính sách hỗ trợ.
Bình luận (0)