xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh “bẫy” di cư

Gyorgy Sziraczki (Giám đốc ILO tại Việt Nam)

Việt Nam cần nhận diện những thách thức, rủi ro về di cư lao động để có biện pháp bảo vệ lao động giúp việc gia đình đi làm việc ở nước ngoài

Việt Nam chỉ mới đưa một số lượng tương đối nhỏ lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) đi làm việc ở nước ngoài nhưng xu thế cho thấy có khả năng lực lượng lao động di cư này tăng lên nhanh chóng trong những năm tới.

Dễ gặp rủi ro

Hiện tại, Việt Nam tiếp tục hướng tới mục tiêu gia tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có lao động GVGĐ. Nhiều hoạt động hợp tác song phương thời gian qua củng cố thêm việc mở rộng thị trường, tăng cung ứng lao động GVGĐ ở một số thị trường trọng điểm. Điển hình, việc đàm phán dẫn đến kết quả Đài Loan hủy bỏ quyết định dừng tiếp nhận lao động GVGĐ của Việt Nam áp dụng từ năm 2005, mở ra cơ hội cho nhiều người sang đây. Chính phủ Thái Lan cũng đã đồng ý cho phép lao động GVGĐ Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp (đi theo các kênh không chính thức) đăng ký để được cấp giấy phép lao động 1 năm, đồng thời xem xét tiếp nhận lao động mới. Ả Rập Saudi và Việt Nam gần đây ký Bản ghi nhớ về việc tiếp nhận lao động giúp việc gia đình Việt Nam...

Nhiều lao động nữ ở Đồng Tháp tìm hiểu thông tin đi làm việc ở nước ngoài Ảnh: DUY QUỐC
Nhiều lao động nữ ở Đồng Tháp tìm hiểu thông tin đi làm việc ở nước ngoài Ảnh: DUY QUỐC

Tuy nhiên, cần ghi nhớ là trong bối cảnh có nhiều cơ hội mới thì các quốc gia láng giềng, trong đó có Philippines, Indonesia, Myanmar và Campuchia đã từng nhiều lần quyết định dừng đưa lao động GVGĐ sang làm việc tại một số quốc gia đang sử dụng nhiều lao động GVGĐ Việt Nam, do có những bằng chứng về ngược đãi. Các tài liệu cho thấy lao động GVGĐ làm việc ở nước ngoài dễ bị bóc lột và lạm dụng. Do đặc thù môi trường làm việc và sinh hoạt tại gia đình nên người lao động thường gặp rủi ro như bị cô lập, bị phụ thuộc và lạm dụng; bị chủ sử dụng lao động thu hoặc khấu trừ một khoản đáng kể từ tiền lương cho chi phí ăn ở; bị từ chối quyền riêng tư và hạn chế tiếp xúc với gia đình…

Ít được luật pháp bảo vệ

Bên cạnh đó, một số nước thường không đưa lao động GVGĐ của nước ngoài vào đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động nên dẫn đến việc họ không được bảo vệ, đối xử bình đẳng. Năm 2013, ILO ghi nhận tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 61% lao động làm việc trong lĩnh vực GVGĐ không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp các nước tiếp nhận lao động. Tại khu vực Trung Đông, tỉ lệ này lên tới 99%. Lưu ý thêm ở khu vực Trung Đông, lao động GVGĐ Việt Nam làm việc nhiều nhất tại Ả Rập Saudi nhưng sự bảo vệ về mặt pháp luật đối với lao động GVGĐ tại quốc gia này là rất ít.

Thời gian qua, Việt Nam nỗ lực triển khai các biện pháp tăng cường bảo vệ về pháp lý đối với người lao động làm công việc GVGĐ tại Việt Nam. Với thực tiễn trong nước cũng như bài học kinh nghiệm từ các nước phái cử khác, cần kêu gọi thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam đi làm GVGĐ ở nước ngoài, cụ thể là bảo đảm các quyền lợi tối thiểu của họ.

Một yếu tố ngày càng trở nên quan trọng đó là cả người lao động GVGĐ và doanh nghiệp tuyển dụng cần có sự chuẩn bị đầy đủ để tham gia thị trường lao động và xử lý các thách thức cụ thể của loại hình công việc này. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng chính sách liên quan, thời gian tới, Việt Nam cần xem xét đặc điểm dễ bị tổn thương, dễ bị bóc lột của loại hình lao động GVGĐ để có quy định ràng buộc các bên. Đặc biệt, cần giám sát việc thực hiện các thỏa thuận song phương về nội dung này, bảo đảm có sự tham gia trách nhiệm của các bên.

 

Tham chiếu luật pháp quốc tế

Ngày 16-6-2011, ILO thông qua Công ước về lao động GVGĐ (Công ước 189) và Khuyến nghị về Lao động GVGĐ (Khuyến nghị 201). Đây là những tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được áp dụng riêng đối với lao động GVGĐ, kể cả lao động GVGĐ ở nước ngoài; là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp lý, triển khai các biện pháp ngăn ngừa hình thức lạm dụng, quấy rối và bạo lực, bảo đảm lao động GVGĐ làm việc trong nước hay ở nước ngoài được bình đẳng về việc làm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo