xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trau dồi kỹ năng để giữ việc làm

Bài và ảnh: Mai Chi

Người lao động cần chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm lý để tránh bị đào thải bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0


Sau cuộc khảo sát có quy mô toàn cầu với 42.000 doanh nghiệp (DN) năm 2016-2017, tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp nhân lực ManpowerGroup đã chỉ ra rằng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 có thể "phá vỡ" thị trường lao động, tự động hóa sẽ thay thế lao động chân tay và hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Simon Matthews, Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam - Thái Lan và Trung Đông, CMCN 4.0 cũng mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ).

3/5 lao động sẽ bị mất việc?

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mới đây cho thấy tại nhiều quốc gia, công nghệ tự động hóa đang được mở rộng ở những ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Đã có không ít người bị mất việc khi các DN đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, không cần tới lao động chân tay. Theo dự báo của ILO, cứ 5 đầu việc thì có tới 3 đầu việc có thể bị thay thế bằng máy móc trong thập kỷ tới, điều đó đồng nghĩa sẽ có 3/5 lao động bị mất việc. Trong bối cảnh đó, 75% lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành dệt may, da giày ở Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự.

Trau dồi kỹ năng để giữ việc làm - Ảnh 1.

May mặc là một trong những nghề bị tác động lớn nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Mặt khác, lâu nay Việt Nam được biết đến là quốc gia có thị trường lao động dồi dào, giá nhân công rẻ song theo đánh giá của ManpowerGroup, nguồn nhân lực của Việt Nam chưa phát triển kịp với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,4% tổng số lao động. Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi bước vào cuộc CMCN 4.0.

Cùng nhận định trên, ông Mạc Văn Tiến, Viện Nghiên cứu tài chính - hợp tác và đầu tư thương mại Đông Nam Á (SEAFIT), cho rằng cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta bất hợp lý ở chỗ "thầy" nhiều hơn "thợ". Trong số 11,39 triệu lao động có chuyên môn kỹ thuật thì có 5,02 triệu người có trình độ đại học trở lên (chiếm 44,1%), cao đẳng có 1,74 triệu người (15,26%), trung cấp 2,89 triệu người (25,39%) và sơ cấp là 1,74 triệu người (15,25%).

Bên cạnh đó, kỹ năng của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu: các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa) còn nhiều hạn chế; thiếu các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng làm việc cốt lõi (kỹ năng sử dụng máy tính, internet, ngoại ngữ, tư duy sáng tạo, tính chủ động trong công việc; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng an toàn, tuân thủ kỷ luật lao động; kỹ năng giải quyết vấn đề; quản lý thời gian, kỹ năng tập trung)...

"Đặc biệt, năng suất lao động ở nước ta khá thấp (bằng 1/15 Singapore, 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan) và chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng (Ấn Độ: 5,76 điểm; Malaysia: 5,59 điểm; Thái Lan: 4,94 điểm). Đáng ngại hơn, phần lớn NLĐ hiện nay chưa có khái niệm gì về CMCN 4.0" - ông Tiến đánh giá.

Biến thách thức thành cơ hội

Cũng theo khảo sát của ManpowerGroup, hơn 90% giới chủ dự đoán DN của họ sẽ bị tác động bởi số hóa trong 2 năm tới. Tuy vậy, cũng có 40% giới chủ báo cáo tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều ngành nghề có số lượng tuyển dụng tăng trong tương lai, chẳng hạn công nghệ thông tin dự kiến tăng 26%, nhân sự (20%), dịch vụ khách hàng (15%), quản trị - văn phòng (5%), sản xuất - chế tạo (4%), tài chính - kế toán (1%). Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ tuyển dụng và Tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam, nhận định: "Việc làm chắc chắn sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng CMCN 4.0 nhưng không hề u tối như dự đoán rằng tự động hóa sẽ thay thế con người".

Bà Trang lý giải máy móc sẽ thay thế kỹ năng đơn giản, lặp đi lặp lại chứ không thể thay thế con người trên phương diện ra quyết định và linh hoạt trong nhận thức. Do vậy, để tồn tại và phát triển, NLĐ phải tự trau dồi để sở hữu những kỹ năng mà máy móc không thể có, đó là kỹ năng sáng tạo, trí tuệ cảm xúc và linh hoạt trong nhận thức. Đồng thời cũng cần tăng cường khả năng ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn và học thêm nhiều kỹ năng mới, chủ động tham gia các lớp đào tạo của DN hoặc các hội đoàn tổ chức...

Song song đó, các cơ quan chức năng cần nâng cao công tác dự báo cung - cầu nhân lực, đặc biệt là đối với các ngành nghề mới, có xu hướng phát triển để NLĐ nắm bắt. Đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề, cần chú trọng phát triển kỹ năng ngoại ngữ cho học sinh - sinh viên; phối hợp với DN để đưa ra chương trình đào tạo sát với thực tế nhằm bảo đảm khả năng tìm việc và phát triển bền vững của NLĐ trong kỷ nguyên 4.0. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo