Đề án nêu rõ các chỉ tiêu: 100% LĐLĐ tỉnh, TP, Công đoàn (CĐ) ngành trung ương và tương đương tổ chức thực hiện ít nhất một hình thức tư vấn pháp luật trực tuyến phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, đơn vị. Đến năm 2020, 100% trang web của các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành trung ương và tương đương tích hợp phần mềm tư vấn pháp luật tự động của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đến năm 2021, có ít nhất 50% thiết chế CĐ các KCX-KCN, khu kinh tế đặt hệ thống các máy/ki-ốt tư vấn pháp luật tự động. Hằng năm tổ chức ít nhất 1 phiên/ngày hội tư vấn pháp luật trực tuyến; xây dựng ít nhất 1 ứng dụng tư vấn pháp luật tự động sử dụng được trên điện thoại thông minh.
Tư vấn pháp luật cho CNVC-LĐ TP HCM tại ngày hội “Vì lợi ích đoàn viên” Ảnh: HỒNG ĐÀO
Bên cạnh đó, đến năm 2022, một số địa phương có số lượng đoàn viên, người lao động, CĐ cơ sở lớn, công nghiệp, dịch vụ phát triển, quan hệ lao động phức tạp có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách thực hiện tư vấn pháp luật trực tuyến (dành ít nhất 60% tổng thời gian làm việc). Nhân sự thực hiện tư vấn pháp luật trực tuyến phải là cán bộ CĐ có chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó, có sự cộng tác của các luật sư, luật gia, chuyên gia trong lĩnh vực lao động, pháp luật lao động… Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành trung ương cần bố trí kinh phí phù hợp để bảo đảm hiệu quả của hoạt động tư vấn pháp luật trực tuyến.
Bình luận (0)