xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tuân thủ luật chơi

Khánh Linh

“Những lần đối tác đến tìm hiểu việc chấp hành chính sách pháp luật lao động, chủ doanh nghiệp (DN) thường căn dặn công nhân (CN) không được than bị ép tăng ca, thiếu trang bị bảo hộ lao động, thu nhập thấp...

 

 

img

Thực tế, mọi việc không như vậy. Thế nhưng, vì việc làm nên rất ít người phản ứng, khi đối tác quay về nước thì mọi việc vẫn như cũ”. Số đông CN các DN ngành dệt may thường kêu ca như vậy khi trình bày về thực trạng đời sống, việc làm.

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 13,6% doanh thu xuất khẩu và 10,5 GDP cả nước. Cả nước có hơn 6.000 DN dệt may, thu hút 2,5 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng hằng năm khá nhanh (14,5%) khiến ngành dệt may luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp lao động. Mới đây, qua thanh tra 152 DN, đoàn liên ngành gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phát hiện hơn 1.700 sai phạm, tập trung chủ yếu về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi. Không chỉ buộc CN làm thêm quá số giờ theo quy định, nhiều DN thậm chí không trả lương những ngày chưa nghỉ hằng năm, chưa xây dựng định mức lao động, hệ thống thang - bảng lương và đăng ký với cơ quan quản lý lao động. Thực tế ấy đã chỉ ra những “lỗ hổng” trong thực hiện chính sách tại DN, gây thiệt thòi quyền lợi người lao động (NLĐ). Trong khi đó, việc tuân thủ đầy đủ chính sách và bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ là nghĩa vụ của DN. Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, quyền Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong xu thế hội nhập, sản phẩm “sạch” là sản phẩm làm ra không có yếu tố làm thêm giờ, không vi phạm các quyền của NLĐ... Do vậy, hoạt động trên tinh thần thượng tôn pháp luật là điều DN phải đặc biệt lưu tâm.

Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đó là tin vui và cũng là thách thức, đòi hỏi ngành dệt may tuân thủ sự ràng buộc của luật pháp trong nước và quốc tế. “Tuân thủ luật chơi một cách sòng phẳng, có trách nhiệm với NLĐ là nghĩa vụ và trách nhiệm của DN nếu không muốn đánh mất uy tín với đối tác” - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nói rõ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo