Nhiều DN thậm chí còn tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35-45 tuổi, do ở độ tuổi này thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động (NLĐ) càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc. Đề cập thực trạng này, tại các hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do các cấp Công đoàn (CĐ) tổ chức, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất.
Qua khảo sát, phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất không muốn nâng tuổi nghỉ hưu Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Kinh tế phát triển kéo theo các điều kiện chăm sóc ý tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam vì thế ngày càng cao. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là sức khỏe của người dân, đặc biệt là lao động chân tay, được cải thiện. Ở nhiều DN, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện, chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ cũng không bảo đảm. Những yếu tố này khiến sức khỏe NLĐ không được cải thiện. Lớn tuổi mà sức khỏe kém thì hiệu quả công việc của NLĐ rất thấp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn sẽ có một bộ phận không nhỏ công nhân trực tiếp sản xuất xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp một lần, lúc đó liệu chính sách hưu trí có còn là chính sách an sinh xã hội đúng đắn nữa không? Qua đây cho thấy việc tăng tuổi hưu ở thời điểm này là chưa phù hợp.
Từ thực tế trên, cá nhân tôi tán thành ý kiến của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đó là mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định. Trong bối cảnh chúng ta đang giảm biên chế quyết liệt để sắp xếp tinh gọn bộ máy và một số lượng khá lớn sinh viên và người trong độ tuổi lao động không có việc làm, Quốc hội cần thận trọng khi xem xét thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.
Bình luận (0)