Qua khảo sát của BHXH Việt Nam, có tới 97% người chọn rút BHHX một lần là lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH. Tỉ lệ này ở nữ giới trên 55%, cao hơn nam giới. "Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, phổ biến ở tuổi dưới 40, trong đó phần lớn chỉ 20-30 tuổi và hầu hết ở khu vực ngoài nhà nước.
Góp ý thực trạng này, nhiều độc giả Báo Người Lao động thẳng thắn chỉ ra một số bất cập của chính sách BHXH hiện hành. Một bạn đọc giấu tên đặt câu hỏi: Đóng đủ 20 năm BHXH, nhưng 40,41 tuổi nghỉ việc công y. Và từ đó phải đợi 20 năm nữa (trong tương lai có thể là 21, 22, 23...năm) mới được hưởng lương hưu. Ai mà chờ cho nổi?".
Tương tự, bạn đọc tên Liêm bày tỏ: Sở dĩ NLĐ nhất là NLĐ ngoài khu vực nhà nước rút BHXH một lần ngày nhiều là vì họ thấy mình không có cơ hội được hưởng lương hưu. Ngoài 50 tuổi, chủ doanh nghiệp sắp xếp cho NLĐ nghỉ việc rồi. Một bạn đọc hài hước: "Có gì đâu mà hỏi hoài? Tại vì muốn nhận được lương hưu phải chờ tới gìa. Mà chắc gì sống tới đó. Trong khi nhu cầu cuộc sống cấp thiết, lo ăn từng ngày".
Qua khảo sát của BHXH Việt Nam, có tới 97% người chọn rút BHHX một lần là lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH
Dẫn chứng ngay trường hợp của bản thân, bạn đọc tên Cao Sơn, bày tỏ bức xúc: Tôi đóng BHYT đã đủ 5 năm từ năm 2020 đáng ra được hưởng 100% khi khám chữa bệnh thông thường.Nhưng ngày 2-3-2022 tôi đi kiểm tra chỉ số đường huyết đái tháo đường tuýp2 và siêu âm do suy giãn tĩnh mạch chân tại BV đa khoa HN đã phải đóng cộng 2 khoản là 450.000 đồng. Sau đó BHXH thông báo cho tôi đã chi trả 133.680 đồng. Còn BHXH chi trả bệnh viện 534.680 đồng. Tôi gọi tổng đài 19009068 nhưng không ai trả lời. Do vậy tôi cho rằng nhiều người rút BHXH là đúng.
Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, phổ biến ở tuổi dưới 40, trong đó phần lớn chỉ 20-30 tuổi
Một bạn đọc tên Sang thì khẳng định nếu chính sách BHXH không thay đổi tích cực thì số người rút BHXH 1 lần sẽ còn nhiều. Đồng quan điểm, một bạn đọc tên Minh đã viết: Tôi thì thật sự rất ngạc nhiên khi đến bây giờ mới thắc mắc vì sao nhiều người rút BHXH một lần. Lúc đến làm thủ tục rút BHXH một lần không hề có ai hỏi thăm tâm tư nguyện vọng của người lao động như thế nào khi họ rút BHXH 1 lần.
Liên quan đến việc sửa Luật BHXH, một bạn đọc tên Tường cho rằng đề xuất sửa đổi luật BHXH đa phần là đưa ra các biện pháp siết chặt, hạn chế rút BHXH một lần mà chưa tìm hiểu sâu xa nguyên nhân tại sao người lao động không mặn mà với BHXH từ đó có chính sách điều chỉnh cho phù hợp. "Nếu chúng ta điều chỉnh xuống 15 năm, tiến tới 10 năm mà không giải quyết được căn cơ nguyên nhân thì người lao động cũng sẽ rút BHXH trước 15 năm hoặc trước 10 năm. Cần nhìn thẳng vào sự thật để đề xuất các chính sách cho phù hợp"- Bạn đọc này bày tỏ.
Tôi không còn lựa chọn nào khác
Mới đây, chị Nguyễn Thị Hoa (36 tuổi, quê Nghệ An), công nhân (CN) một doanh nghiệp da giày ở KCN Sóng Thần 2 (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), đến Trung tâm Giới thiệu việc làm Bình Dương để làm thủ tục rút BHXH 1 lần. Dịch bệnh hoành hành 2 năm qua khiến việc làm của chị bấp bênh trong khi công việc của chồng không ổn định. Một mình chị với đồng lương ít ỏi khó kham nổi chi phí sinh hoạt khi giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng. "Khoản trợ cấp BHXH 1 lần sau gần hơn 15 năm làm việc có thể giúp vợ chồng tôi và 2 con sống khỏe ở quê. Biết là sẽ gặp khó khi về già nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác" - chị Hoa nói
Bình luận (0)