xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao Công ty Wooyang Vina II bị từ chối hỗ trợ ?

Bài và ảnh: CAO HƯỜNG

Cơ quan chức năng đưa ra những tiêu chí về xác định khó khăn tài chính cùng các điều kiện phức tạp khiến cho người lao động khó thụ hưởng

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến nay, số lượng công nhân (CN) đủ điều kiện làm hồ sơ xét hưởng hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ rất ít. "Dự báo sắp tới, dịch Covid-19 vẫn còn tác động đến doanh nghiệp (DN), dẫn đến việc nhiều lao động mất việc, thiếu việc làm. Do vậy, Chính phủ cần xem xét, sửa đổi một số tiêu chí xét duyệt hỗ trợ từ gói chính sách 62.000 tỉ đồng để ngày càng có nhiều người lao động (NLĐ) được thụ hưởng" - báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu rõ.

Công nhân lo lắng

Công ty TNHH Wooyang Vina II (quận 12, TP HCM) là ví dụ điển hình trong việc tiếp cận chính sách này.

Ông Trần Minh Vũ, kế toán trưởng kiêm chủ tịch Công đoàn, cho biết Công ty TNHH Wooyang Vina II hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu và thị trường chính là Mỹ. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ giữa tháng 3-2020, hầu như các đơn hàng đều bị hủy. Công ty đã cố gắng cầm cự nhưng đến tháng 5 vẫn phải cho CN nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian 1 tháng.

Để CN bớt khó khăn do mất thu nhập, công ty đã thực hiện các thủ tục đề nghị cho họ được hưởng khoản hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng theo Nghị quyết 42/NQ-CP. Sau khi hồ sơ của công ty được hội đồng thẩm định, thành phần gồm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), LĐLĐ, BHXH, Chi cục Thuế, Phòng Tài chính quận… thông qua, ngày 10-6-2020, UBND quận 12 đã ra quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với 837 CN Công ty TNHH Wooyang Vina II phải nghỉ việc không hưởng lương, với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ đồng.

Vì sao Công ty Wooyang Vina II bị từ chối hỗ trợ ? - Ảnh 1.

Tập thể công nhân Công ty TNHH Wooyang Vina II mong muốn sớm nhận được chính sách hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

Tuy nhiên mới đây, khi liên hệ với cơ quan chức năng địa phương để hỏi về thời điểm chi hỗ trợ thì công ty được cung cấp Công văn số 15148/SLĐTBXH-LĐ của Sở LĐ-TB-XH TP. Theo đó, công ty không đáp ứng đủ các tiêu chí về điều kiện tài chính nên NLĐ có khả năng không được nhận gói hỗ trợ này. Nhận được tin này, ban giám đốc và tập thể CN rất thất vọng.

Chị Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết gia đình chị có 3 người làm chung công ty (gồm cả chồng và con gái) nên gặp rất nhiều khó khăn khi nghỉ việc không lương. "Thời điểm nghỉ không lương, gia đình tôi không có tiền để trang trải sinh hoạt, phải mua chịu thực phẩm từ người quen. Khoản vay 20 triệu đồng từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP để sửa nhà năm ngoái cũng không có khả năng để trả. Do vậy, gia đình tôi mong chờ được nhận khoản hỗ trợ từ gói chính sách 62.000 tỉ đồng. Khi nghe tin có khả năng không được nhận hỗ trợ, tôi thật sự rất buồn" - chị Huệ bày tỏ.

Phá sản thì mới được hỗ trợ?

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Trương Hải Hiếu - Chủ tịch UBND quận 12, TP HCM - xác nhận việc UBND quận ra quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương đối với CN Công ty TNHH Wooyang Vina II bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Căn cứ vào Nghị quyết 42/NQ-CP, Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, Quyết định 1544/QĐ-UBND và Công văn 1562/UBND-KT ngày 29-4-2020 của UBND TP.

Sau khi ra quyết định, UBND quận mới biết có Công văn số 6082/BTC-TCT ngày 22-5-2020 của Bộ Tài chính, trong đó có một số tiêu chí mới liên quan đến vấn đề thẩm định khó khăn tài chính của DN. Do vậy, UBND quận đã có văn bản gửi Sở LĐ-TB-XH đề nghị hướng dẫn giải quyết vướng mắc phát sinh. Ngày 18-6, Sở LĐ-TB-XH TP đã có Công văn 15148/SLĐTBXH-LĐ phản hồi, nêu rõ NLĐ tại Công ty TNHH Wooyang Vina II không đủ điều kiện được hỗ trợ.

Theo Sở LĐ-TB-XH TP, tiêu chí xác định khó khăn tài chính của DN ở khoản 3, điều 1 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg là "không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của DN, số dư đến ngày 31-3-2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19".

Thế nhưng, theo Công văn 6082/BTC-TCT thì DN khó khăn về tài chính, không có nguồn thu để trả lương theo quy định tại khoản 3, điều 1 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg phải thuộc 1 trong 2 trường hợp. Trường hợp 1 là tổng doanh thu DN quý I/2020 bằng "0". Trường hợp 2 là lợi nhuận sau thuế thu nhập DN quý I/2020 không lớn hơn "0"; Quỹ Dự phòng tiền lương tại thời điểm 31-3-2020 bằng "0"; tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm 31-3-2020 nhỏ hơn phải trả NLĐ tại thời điểm 31-3-2020; tổng tài sản ngắn hạn thời điểm ngày 31-3-2020 nhỏ hơn tổng nợ ngắn hạn tại thời điểm ngày 31-3-2020.

Từ đó, Sở LĐ-TB-XH đề nghị UBND quận 12 tổ chức thực hiện đúng Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, các hướng dẫn của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Tài chính.

Theo ông Trần Minh Vũ, căn cứ Công văn 6082/BTC-TCT thì công ty không đáp ứng được tiêu chí "tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm 31-3-2020 nhỏ hơn phải trả NLĐ tại thời điểm 31-3-2020". Vào thời điểm ngày 31-3-2020, DN còn khoảng 11 tỉ đồng, trong đó tiền để trả lương và đóng BHXH hết khoảng 8 tỉ đồng, tồn 3 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, số tiền tồn này DN còn phải chi nhiều khoản cố định khác trong tháng như điện, nước, thuê đất... và nhỏ hơn số tiền hàng chục tỉ đồng mà DN đang nợ đối tác. Trong cuộc họp với Hội đồng thẩm định quận 12, DN cũng đã giải trình vấn đề này và được chấp nhận.

"Theo tôi biết, Công văn 6082/BTC-TCT chỉ là văn bản trả lời của Bộ Tài chính khi Bộ LĐ-TB-XH xin ý kiến góp ý về mẫu báo cáo tình hình tài chính của DN đề nghị xác nhận đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Đây chỉ là văn bản trao đổi giữa 2 bộ và Chính phủ chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. Do vậy, nếu áp dụng vào trường hợp của công ty khiến NLĐ bị mất quyền lợi là chưa hợp tình, hợp lý. Từ thực tế tại đơn vị, các bộ, ngành và Chính phủ cũng nên xem xét lại tiêu chí xét duyệt trong Công văn 6082/BTC-TCT, bởi chỉ DN phá sản, giải thể thì NLĐ mới được nhận khoản hỗ trợ này" - ông Vũ kiến nghị.

Xem xét sửa đổi điều kiện hỗ trợ

Liên quan đến gói chính sách hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, mới đây, Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất Ban Dân vận Trung ương kiến nghị Chính phủ đồng ý cho phép những trường hợp thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng vẫn được đóng BHYT bắt buộc theo đối tượng có quan hệ lao động để bảo đảm quyền lợi BHYT liên tục, không bị gián đoạn cho NLĐ.

Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi các điều kiện hỗ trợ cho 2 đối tượng của Nghị quyết 42/NĐ-CP gồm: NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng không gắn điều kiện của NLĐ với điều kiện của DN để NLĐ được hỗ trợ khó khăn kịp thời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo