xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ cấm cửa "người Cà Mau": Đoàn ĐBQH Cà Mau lên tiếng

Thế Dũng

(NLĐO)- Khi biết thông tin về việc cấm cửa "người Cà Mau, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Trương Minh Hoàng nói: “Tôi bức xúc đến nỗi không ngủ được"

Đại diện Đoàn ĐBQH Cà Mau khẳng định: "Chúng tôi sẽ làm văn bản gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương để phản ánh về sự phân biệt, kỳ thị vùng miền này. Đồng thời mong Đoàn đại biểu và tỉnh Bình Dương có biện pháp chấn chỉnh hành động tệ hại này. Đây không chỉ là đối với Cà Mau mà có thể liên quan đến nhiều địa phương khác”.

 

Quy định không tuyển người Cà Mau của Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Hoa Nét

Quy định không tuyển người Cà Mau của Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Hoa Nét

 

Ông Hoàng đặt vấn đề: “Nếu địa phương khác tẩy chay hàng hóa, lao động người Bình Dương thì doanh nghiệp, cán bộ nhân sự doanh nghiệp Bình Dương sẽ nghĩ thế nào? Điều này là không thể chấp nhận được”.

Ông Hoàng cho rằng không chỉ Cà Mau mà kỳ thị với người địa phương khác cũng là không được. Không có quy định pháp luật nào cho phép làm việc này, doanh nghiệp hay bất cứ thành phần nào trong đời sống xã hội không thể kinh doanh, sống “trên pháp luật cả”.

“Người dân Cà Mau hay Việt Nam đều rất chịu thương, chịu khó. Mà ngay người dân ở đâu trên khắp thế giới này cũng có người tốt, người xấu, có người vi phạm kỷ luật lao động nhưng người tốt là số đông. Không chỉ vì một vài cá nhân mà lại đánh đồng, vơ đũa cả nắm như vậy”- ông Hoàng nhấn mạnh.

 

Thông báo trả lại đơn kiện của TAND TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thông báo "trả lại đơn kiện" của TAND TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

 

Như Báo Người Lao Động Online đã thông tin, Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Hoa Nét (tỉnh Bình Dương) sử dụng khoảng 6.000 lao động nhưng lại chủ trương "không tuyển lao động người Cà Mau". Do không thực hiện chủ trương "cấm cửa" này nên một nhân viên tuyển dụng đã bị xử lý kỷ luật. Khi vụ tranh chấp được đưa ra tòa án giải quyết, sau nhiều lần yêu cầu bổ sung rồi trả lại đơn kiện, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cũng nhận thụ lý vụ kiện nhưng lại dựa vào quy định trái pháp luật này của Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Hoa Nét để bác yêu cầu của người lao động.

 

Hiến pháp và pháp luật nghiêm cấm phân biệt đối xử

* Điều 16 Hiến pháp 2013:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

* Điều 35 Hiến pháp 2013:

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động...

* Điểm a, khoản 1 điều 5 Bộ Luật Lao động 2012: Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử...

* Điều 8 Bộ Luật Lao động 2012: Các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo