xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xác định lại mức sống tối thiểu

Xuân Thảo (Báo Hải Quan)

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiền lương tối thiểu được quy định hiện vẫn mang tính bình quân và thấp hơn nhiều so với mức tiền lương thực tế trên thị trường. Hệ thống thang, bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn phức tạp và lạc hậu.

Chính vì vậy, việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) được coi là một bài toán khó cần có cái nhìn tổng thể và sự thay đổi toàn diện.

Lương tối thiểu chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) về tiền lương tối thiểu (LTT) ở Việt Nam, trong hơn hai thập kỷ qua, tốc độ tăng lương cơ sở hàng năm trung bình đạt mức gần 19%. Tuy nhiên, con số này đã giảm trong những năm gần đây xuống dưới mức 10%. Đối với lương tối thiểu vùng, tốc độ tăng LTT giai đoạn 2009-2016 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chỉ số giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, tốc độ tăng LTT đạt mức trên 20% tại cả bốn vùng, cao hơn gần 4 lần so với tốc độ tăng GDP và cao hơn 3 lần so với tốc độ tăng chỉ số giá. Còn mức tăng lương cơ sở của Việt Nam cũng được đánh giá là vẫn ở mức thấp, đáng chú ý, mức lương này mới chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu sống tối thiểu.  Đặc biệt, đến nay vẫn chưa có một báo cáo, thống kê chính thức nào về quá trình cải cách tiền lương trong những năm qua.

Theo nhiều chuyên gia, chính sách tiền lương hiện chưa động viên được cán bộ, công chức, người lao động (NLĐ) gắn bó, tận tâm với công việc. Mức LTT hiện nay vẫn chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu. Việc nâng bậc, nâng ngạch chưa theo yêu cầu của vị trí việc làm, chưa khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc mở rộng đối tượng và số lượng các loại phụ cấp đã tạo ra bất hợp lý trong tương quan chung. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập hiện còn nhiều bất cập. Tiền lương của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số doanh nghiệp (DN) nhà nước quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra sự bất hợp lý với người lao động trong DN và cán bộ, công chức.

Xác định lại mức sống tối thiểu - Ảnh 1.

Công chức BHXH TP HCM phục vụ người dân đến làm thủ tục Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Những hạn chế, yếu kém trên đây có nguyên nhân khách quan là do đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách tăng nhanh, trong khi khả năng của nền kinh tế không đáp ứng kịp, nguồn lực của ngân sách nhà nước còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan là do chậm cụ thể hoá quan điểm chi tiền lương là chi cho đầu tư phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và minh bạch hoá các quan hệ xã hội; chưa tìm được giải pháp đột phá trong việc tạo nguồn bảo đảm cho cải cách tiền lương. Chưa quản lý tốt các nguồn thu nhập ngoài lương; chưa thực sự gắn cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tái cấu trúc nền tài chính công, tái cấu trúc đơn vị sự nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước.

Để khắc phục được tình trạng trên, hiện Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án Cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công theo định hướng điều chỉnh mức LTT khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp với khả năng nền kinh tế. Đồng thời, từng bước mở rộng quan hệ LTT - trung bình - tối đa cho phù hợp với quan hệ thị trường; trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống thang, bậc lương và các chế độ phụ cấp. Áp dụng một bảng lương chung, thực hiện chính sách đặc thù ngành nghề bằng chế độ phụ cấp; nghiên cứu, mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp…

Cần xác định nhu cầu sống tối thiểu

Theo TS Đặng Quang Vinh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc thực hiện cải cách tiền LTT vùng đang tăng nhanh và tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động. Trong khi Luật Lao động quy định mỗi năm điều chỉnh tăng lương tối thiểu một lần và tổng thu nhập của NLĐ đã cao hơn mức lương tối thiểu, thì hiện chưa có sự rõ ràng, thống nhất về nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

"Vì vậy, cần xác lập nguyên tắc xác định LTT trên cơ sở tăng năng suất lao động và lạm phát; làm rõ sự khác biệt giữa LTT và và thu nhập thực tế của NLĐ, thống nhất cách đo lường mức sống của từng vùng", ông Vinh kiến nghị.

Có cùng quan điểm về việc quy định các tiêu chí để xác định nhu cầu sống tối thiểu, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, hiện pháp luật chưa quy định các tiêu chí cụ thể để xác định "nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" cũng như cơ quan có thẩm quyên công bố "nhu cầu sống tối thiểu". Hệ lụy của bất cập này dẫn đến tình trạng mỗi năm các cơ quan chức năng khác nhau lại đưa ra những con số khác nhau về "nhu cầu sống tối thiểu".

Cho ý kiến về việc xây dựng Đề án về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, hệ thống thang, bảng lương, mức lương, các loại phụ cấp theo lương hiện nay ngày càng tỏ ra bất cập, không phản ánh đúng thực chất về vị trí việc làm của người cán bộ, công chức… Đồng thời, việc xác định thế nào là nhu cầu sống tối thiểu của người lao động cũng là chuyện cần phải xác định lại cho rõ.

"Vì vậy, gọi là đề án về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các DN nhưng theo tôi, thực chất của đề án này là xây dựng lại thang, bảng lương và hệ thống các loại phụ cấp. Vì vậy, phải có một cách tiếp cận mới. Cụ thể, tiền lương công chức hiện nay phải đặt trong tương quan với tiền lương chung, bằng mức trung bình khá của DN. Phải tính đúng, tính đủ và tạo được giá trị của lao động trí óc, đảm bảo cho công chức đủ sống và có tích lũy. Việc giải bài toán lương công chức bằng cách tăng lương tối thiểu là chưa chuẩn. Bởi không thể đặt lương công chức ngang với lương của những lao động bình thường. Trong khi đó, hiện nay, tiền lương và thu nhập trong khu vực công không thu hút được người tài thực sự", ông Thang Văn Phúc nhấn mạnh.

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam:

Mục đích bao trùm của chính sách tiền LTT là nhằm bảo vệ NLĐ không bị trả mức lương quá thấp. Nhưng khi được sử dụng một cách hợp lý và kết hợp với các công cụ chính sách khác, LTTcó thể có những tác động tích cực, giúp giảm chênh lệch tiền lương và tăng bình đẳng giới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo