Đó là: khoảng cách bất bình đẳng trong tiếp cận ASXH giữa các nhóm đối tượng; việc bảo đảm hệ thống ASXH đầy đủ cho suốt cuộc đời người lao động; vấn đề già hóa dân số; tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ; tác động của nền kinh tế số, internet đến cấu trúc xã hội, cấu trúc thị trường lao động; biến động tự nhiên, thay đổi khí hậu, dịch bệnh; di dân và lao động di cư; yêu cầu ngày càng cao của người dân về chất lượng dịch vụ. Mỗi khu vực, quốc gia mức độ thách thức của những yếu tố này là khác nhau. Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, thách thức lớn nhất là khoảng cách bất bình đẳng về tiếp cận ASXH giữa các nhóm đối tượng còn lớn. Để giải quyết vấn đề này, đại diện ISSA khuyến nghị các tổ chức ASXH cần đổi mới, sáng tạo trong thiết kế và thực hiện các chế độ, chính sách; tìm kiếm giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận cho người lao động chính thức.
Việt Nam cần tiếp tục mở rộng chính sách BHXH đến lao động phi chính thức Ảnh: QUANG LIÊM
Có thể khẳng định hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước và thông lệ quốc tế; diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng mở rộng với gần 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm 32% lực lượng lao động), gần 86 triệu người tham gia BHYT (chiếm 90% dân số); quỹ BHXH, BHYT trở thành quỹ an sinh lớn nhất. Việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đạt nhiều kết quả nổi bật, cắt giảm tới 3/4 số thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp mã định danh BHXH cho khoảng 97 triệu người dân, góp phần xây dựng nền kinh tế số và Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BHXH Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về mặt quản lý khi số người tham gia ngày càng lớn; rủi ro trong đầu tư quỹ; xây dựng hệ thống tương tác đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo...
Từ thực tế này, Việt Nam, ILO và ISSA khuyến nghị Chính phủ, BHXH Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng một hệ thống ASXH bền vững. Trong đó, cần tăng cường diện bao phủ BHXH, BHYT với một hệ thống ASXH đa tầng, đặc biệt là nhóm lao động phi chính thức; tăng cường kết nối giữa chế độ hưu trí BHXH và hưu trí xã hội phi đóng góp (trợ giúp xã hội). Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục và xây dựng các quy định thân thiện với người tham gia; bảo đảm dịch vụ y tế có chất lượng có thể tiếp cận được và sẵn sàng ở mọi cấp, kể cả y tế cơ sở; đổi mới công tác truyền thông hướng đến mọi người tham gia.
Bình luận (0)