Theo Bộ LĐ-TB-XH, thời gian qua, công tác trợ giúp NKT luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, địa phương thông qua việc ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách pháp luật về chăm lo, bảo đảm quyền của NKT. Nhờ đó, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với NKT được nâng cao, giúp NKT ngày càng tự tin hòa nhập vào đời sống xã hội. Hằng năm, chương trình dạy nghề hỗ trợ cho khoảng 20.000 NKT học nghề, hàng chục ngàn NKT nặng, đặc biệt nặng được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; hơn 1,1 triệu NKT được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khoảng trống cần có những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác trợ giúp NKT, bảo đảm an sinh xã hội.
Giai đoạn 2021-2030, chương trình tập trung nhân rộng mô hình hỗ trợ NKT khởi nghiệp; mô hình hợp tác xã có NKT tham gia chuỗi giá trị sản phẩm; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với NKT. Đối tượng ưu tiên là thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, NKT và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm.
Bình luận (0)