Tổng số lao động tại các đơn vị chậm đóng là hơn 4,5 triệu lao động. Tính đến ngày 31-5, tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 15.848 tỉ đồng, chiếm 3,3% số tiền phải thu. Trong số tiền chậm đóng này, khó khăn nhất là số tiền chậm đóng BHXH tại các đơn vị đã phá sản, giải thể, ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh, đơn vị không có người đại diện theo pháp luật làm ảnh hưởng quyền lợi hưởng BHXH của NLĐ tại các doanh nghiệp này.
Từ thực trạng nợ, trốn đóng BHXH đã dẫn tới câu chuyện có những gia đình hơn 10 năm vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp tử tuất của người thân, hay con đã lớn mà chưa nhận được trợ cấp thai sản. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Các chuyên gia góp ý tại hội thảo
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia cho rằng các cơ quan thanh tra lao động và chính quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm quản lý hoạt động sử dụng lao động, phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH bắt buộc để xử lý hành chính, làm cơ sở để xử lý hình sự đối với những hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu tội phạm trong việc trốn đóng BHXH bắt buộc phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến nghị khởi tố đối với các cơ quan tố tụng để xử lý hình sự.
Bình luận (0)